Ôn tập lịch sử lớp 9

Hồng Ngọc

1. em biết gì về chế độ apacthai? nhân dân nước cộng hòa nam phi đã giành được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử trongg cuộc đấu tranh chống chế độ apacthai

2. trình bày những nét nởi bật về tình hình chính trị của các nước châu phi từ sau CTTG 2

3. vì sao từ giữa những năm 50 của TK 20 tình hình các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại

4. trình bày hoàn cảnh ra đời và nguyên tắc mục tiêu hoạt động của tổ chức asean

5. việc VN gia nhập ASEAN có những cơ hội và thách thức gì

6. những nét nổi bât về tình hình chính trị và kinh tế của các nước châu á từ sau CTTG 2 đến nay

Huỳnh lê thảo vy
6 tháng 11 2018 lúc 16:02

4,

*Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

*Mục tiêu họat động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

5,thời cơ
- thu hut vốn đầu tư nước ngoài
- tao công ăn việc làm cho nhân dân
- nâng cao cải thiện đời sống của người dân
- tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại
- thị trương mở rộng
- được bảo vệ trên đấu trường quốc tế

Thách thức
- Cạnh tranh khốc liệt
- sự chênh lệch về trình độ sản xuất, về thu nhập với 1 số nước trong khu vực như singapo, thái lan
- sự khác nhau về thể chế chính trị

6,

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc vùng nổ mạnh mẽ, đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.

Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.

Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin – ga – po, Ma – lai – xi – a và Thái Lan.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
6 tháng 11 2018 lúc 16:02

3,

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Kurou Nguyễn
Xem chi tiết
Sam Tiên
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
JOPSTICK HA
Xem chi tiết
Lương Thúy Hòa
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết