1) Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong không khí thu được 13,2 gam oxit.
a) Tính giá trị m.
b) Tính thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng.
c) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí.
2) Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam kim loại R (hóa trị II) trong oxi, thu được 12,0 gam oxit. Xác định kim loại.
3) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam bột magie (Mg) trong không khí thu được m gam oxit.
a) Tính giá trị m.
b) Tính thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng.
c) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí.
4) Nung m gam CuS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,875m gam. Tính phần trăm CuS đã bị đốt cháy.
5) Đốt cháy hoàn toàn hợp chất khí CxHy, sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Tìm công thức hoá học của hợp chất, biết hợp chất có tỉ khối so với không khí là 1,517.
bổ sung câu 4
Nung ngoài không khí thì CuS sẽ đổi thành CuO
( số mol như nhau; a mol)
Khối lượng giảm: m' = MCuS. a - M CuO.a =96a - 80a = 16a = m - 0,875m = 0,125m
-------> 16a=0,125m -----> m=128a
Khối lượng % CuS đã bị đốt cháy là: = 96a/m = 96a/128a = 75%
bổ sùng câu 5
nCO2 = 6,72/22,4=0,3 mol
=> nC = 0,3 mol
nH2O= 7,2/18=0,4 mol
=> nH= 0,4.2=0,8 mol
=> nC : nH = 0,3 : 0,8 = 3 : 8
=> CTĐG của hợp chất hữu cơ là (C3H8)n
Ta có: M CxHy= 1,517 x 29 = 44 (g/mol)
=>. 44n = 44 => n=1
CTHH của hợp chất hữu cơ là C3H8