1. Đọc VB "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Xác định và nêu tác dụng của câu nghi vẫn có trong câu thơ, đoạn thơ.
2. Đặt 5 câu nghi vẫn có chứa các từ nghi vấn hoặc có từ "hay"
3. C/m:"Quê hương của Tế Hanh là 1 làng quê miền biển tươi sáng, sinh động, hình ảnh người dân chài và sinh hoạt lao động nơi đây khỏe khoắn, tràn đầy sức sống..."
Cần gấp lắm, mình cảm ơn :D
1. Câu nghi vấn trong Nhớ rừng:
- Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
- Nào đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
- Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
- Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật
=> Những câu nghi vấn thể hiện niềm tiếc nuối của con hổ về thời quá khứ vàng son. Thuở hoàng kim còn được tung hoành ngang dọc. Đồng thời cũng thể hiện niềm u uất của con hổ khi phải sống trong cảnh giả dối, giam hãm, tù đày và mất tự do.
2. Đặt 5 câu nghi vấn:
Anh thích ăn kem phải không?
Nay hay ngày mai anh đi Hà Nội?
Tôi chưa làm gì sai phải không?
Cậu thích đá bóng chứ?
Mai đang đọc cuốn Chiến binh cầu vồng à?
3. Chứng minh:
* "Quê hương" của Tế Hanh là một làng quê miền biển tươi sáng sinh động (Phân tích 10 câu thơ đầu)
- 2 câu đầu: giới thiệu vị trí của làng chài: cách đo đếm thời gian mang đậm đặc trưng miền biển. Điều đó chứng tỏ Tế Hanh thực sự là người con của vùng quê này và có tình yêu, sự gắn bó với quê hương.
- 8 câu tiếp: cảnh đoàn thuyền đánh cá trong buổi ra khơi đầy tươi sáng, trong trẻo
+ "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng": Hàng loạt các tính từ "trong", "nhẹ", "hồng" đã gợi ra bức tranh thiên nhiên miền biển vào buổi sớm mai đầy tươi đẹp, sinh động, khoáng đạt, giàu sức sống. Điều đó mở ra chuyến ra khơi đầy hứng khởi, hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.
+ "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã": Phép so sánh: con thuyền với con tuấn mã, vừa gợi ra vẻ đẹp, vừa gợi được tốc độ và tư thế của con thuyền phi như bay, lướt băng băng trên mặt biển.
+ "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang": Động từ "hăng" ở câu trên hiệp với "phăng" ở câu dưới, đã tô đậm tốc độ ra khơi của con thuyền. Con thuyền mạnh mẽ, tự tin lướt trên mặt biển.
+ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng": Phép so sánh cái cụ thể là cánh buồm với hình ảnh trừu tượng là "mảnh hồn làng" đã cho thấy con thuyền khi ra khơi mạnh mẽ tự tin ấy còn mang theo cả biết bao ước mơ hoài bão, tâm tư, tình cảm của làng chài.
+ "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió": Động từ "rướn" đã cho thấy sự vươn lên và tầm vóc của con thuyền, luôn hòa mình vào và đón lấy ngọn gió lồng lộng của biển cả.
=> Cảnh làng chài mà cụ thể là cảnh đoàn thuyền ra khơi thật đẹp. Con thuyền kì vĩ như sánh ngang cùng với trời đất.
* Hình ảnh người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động đầy khỏe khoắn (khổ 2 -cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về)
- "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá": hình ảnh những chàng trai miền biển khỏe khoắn, rắn rỏi lái thuyền ra khơi đầy tự tin, hứng khởi, hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.
- "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"
Hình ảnh những người dân chài sau chuyến ra khơi trở về, cùng với những mẻ cưới nặng lưới, dường như họ cũng mang theo cả hơi vị mặn mòi của biển cả khi trở về.
- Cảnh sinh hoạt: đông vui tấp nập: "Khắp dân làng tấp nập đón ghe về/ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe".
=> Người dân miền biển vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về và dỡ những mẻ cá nặng. HỌ còn biết thầm biết ơn trời biển bao la đã ưu đã và ban cho họ những sản vật phong phú giàu có ấy.
= => Bài thơ "Quê hương" của Tế Hạnh đã vẽ nên bức tranh miền biển tươi sáng sinh động và hình ảnh con người, cảnh sinh hoạt lao động đầy khỏe khoắn, tràn đầy sức sống/