Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lan Hoàng Ngọc

1/ Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. .''

Câu 1

Đoạn văn trên trích tác phẩm nào? Của ai

Câu 2

Nội dung của đoạn văn là gì?

Câu 3

Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu mở rộng thành phần nào:

''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.''

Câu 4

Vì sao tác giả lại viết :

''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.''

2/ Làm Văn Câu 1 Viết đoạn văn khoảng 150 chữ triển khai luận điểm : +/Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước +/ đại dịch covid-19 thật nguy hiểm +/văn chương sáng tạo ra sự sống +/bác hồ giản dị trong cách nói viết +/ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. +/quan phụ mẫu là một kẻ lòng lang dạ thú Câu 2 Em hiểu gì về các câu tục ngữ sau +/ Tấc đất tấc vàng +/ Học ăn , học nói, học gói , học mở CÁC BẠN GIÚP MK NHA MAI MK HỌC RỒI THANK YOU CÁC BẠN TRƯỚC NHA
︵✰Ah
30 tháng 5 2020 lúc 20:08

C1 : TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ HOÀI THANH

Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

TÁC PHẨM TRÍCH TỪ BÀI "Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG"

TÁC PHẨM :ĐC VIẾT TỪ NĂM 1936 TRONG SÁCH BÌNH LUẬN VĂN CHƯƠNG

︵✰Ah
30 tháng 5 2020 lúc 20:12

+ Ý thứ nhất:“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
- Nghĩa là văn chương rất kì diệu. Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ.
- Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
+ Ý thứ hai: “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
Văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
+ Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời sống con người.

︵✰Ah
30 tháng 5 2020 lúc 20:12

CÂU 2 ĐÓ

︵✰Ah
30 tháng 5 2020 lúc 20:15

C3:KO BT

︵✰Ah
30 tháng 5 2020 lúc 20:16

C4

+ Giải thích:

→ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,...

→ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

+ Dẫn chứng:

→ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

→ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

Ý nghĩa - Nhận xét

Qua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học sinh thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.

︵✰Ah
30 tháng 5 2020 lúc 20:17

C5: DÀI QUÁ BẠN HỎI VẬY THÌgianroiCHẾT


Các câu hỏi tương tự
linh nguyễn ngọc
Xem chi tiết
Linh Hà
Xem chi tiết
Tốn Nguyễn
Xem chi tiết
Oanh Trần
Xem chi tiết
GIUPMIKVS
Xem chi tiết
Trần Lạc Băng
Xem chi tiết
Đặng Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
vinh Đinh bạt
Xem chi tiết
Ngân Hoàng Xuân
Xem chi tiết
Đặng Tùng
Xem chi tiết