Di truyền và biến dị - Chương VI. Ứng dụng Di truyền học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Aaaa Bbbb

1/ Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

A. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1). B. Nuôi thích nghi.

C. Công nghệ cấy chuyển phôi. D. Tạo giống mới.

2/ Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?

A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. B. Công nghệ chuyển gen.

C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. D. Công nghệ tế bào

3/ Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là

A. 87,5%. B. 75%. C. 25%. D. 18,75%.

4/ Để có đủ số cây chuối trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?

A. Mô phân sinh. B. Mô sẹo. C. Mô từ tế bào rễ. D. Mô từ tế bào lá.

5/ Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp nào?

A. Nhân bản vô tính. B. Đột biến dòng tế bào Xoma.

C. Đột biến gen. D. Sinh sản hữu tính.

6/ Biểu hiện của thoái hoá giống là:

A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ

C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên D. Con lai có sức sống kém dần

7/ Đăc điểm của lợn Ỉ nước ta là:

A. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh B. Thịt có nhiều mỡ, chân ngắn, lững võng, bung sệ

C. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp D. Trọng lượng tối đa cao

8/ Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây:

A. AaBbCc x AaBbCc B. aaBbCc x aabbCc C. AABBCC x aabbcc D. AABBCc x aabbCc

9/ Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích

A. Cải tiến giống. B. Tạo giống mới. C. Tạo ưu thế lai. D. Tạo dòng thuần

10/ Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?

A. Đỉnh sinh trưởng. B. Bộ phận rễ. C. Bộ phận thân. D. Bộ phận cành.

11/ Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng

A. Sản xuất ra chất kháng sinh B. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người

C. Tổng hợp được kháng thể. D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau.

12/ Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là:

A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể

B. Sự đa dạng về kểu gen trong quần thể

C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể

D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen

13/ Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây?

A. Lai phân tích B. Giao phối cận huyết. C. Lai kinh tế D. Giao phối ngẫu nhiên.

14/ Giao phối cận huyết là:

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen

C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau

D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng

15/ Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng:

A. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người B. Sản xuất ra chất kháng sinh

C. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau D. Tổng hợp được kháng thể

16/ Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm nào?

A. Có khả năng đề kháng mạnh. B. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh

C. Cơ thể chỉ có một tế bào. D. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau.

17/ Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:

A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau

B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây

C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau

D.Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau

18/ Ưu thế lai là hiện tượng:

A. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ B. Con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ

C. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ D. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ

19/ Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là:

A. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường

B. Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình

C. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước

D. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu

20/ Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học:

A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen

B. Công nghệ lên men và công nghệ enzim

C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi

D. Công nghệ hoá chất


Các câu hỏi tương tự
diem pham
Xem chi tiết
nguyễn ngọc huy tâm
Xem chi tiết
Vương Kỳ Nguyên
Xem chi tiết
Vương Kỳ Nguyên
Xem chi tiết
Kim Haru
Xem chi tiết
Cường Daniel
Xem chi tiết
Hoắc Minh
Xem chi tiết
Thiên Dĩ Đinh
Xem chi tiết
Vũ Anh Quân
Xem chi tiết