1. C/m câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
III. Kết bài
1. Gợi ý phần thân bài:
Giải thích
*Nghĩa đen:
-Uống nước là sự thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranhcách mạng của người khác, của thế hệ đi trước
-Nguồn là nơi xuất phát của nguồn nước-người tại ra thành quả
*Nghĩa bóng: con người khi được hưởng thụ thành quả phải biết ơn, nhớ ơn, đền ơn xứng đáng đối với những người đã tạo dựng, đem lại thành quả
*Nghĩa sâu:
-Trong thiên nhiên, xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Tương tự trong cuộc sống ko có thành quả nào mà ko có công lao của 1 ai đó tạo nên
-Khi hưởng thành quả cần phải biết ơn, đền ơn người tạo ra thành quả.
-Lòng biết ơn giúp ta gằn bó với gd,vs tập thể, vs cộng đồng ạo nên 1 xã hội thân ái, đoàn kết.
-Con người sống thiếu lòng biết ơn, ko có hành động đền ơn, người ấy sẽ trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm- bị xã hội lên án.
-Vì n~ lẽ trên, uống nước nhớ nguồn chính là đạo lí mà mỗi người cần fải có, cần fải rèn luyện,phấn đấu;xem đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
-Nhớ nguồn ko chỉ = lí thuyết xuông,= khẩu hiệu xuông mà fải đc thể hiện qua hành động, việc làm cụ thể.
-Cấn biết giữ gìn, bảo vệ thành quả người đi trước tạo ra (công trình, nhà máy kq xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông|)
-Biết sử dụng thành quả 1 cách đúng đắn, tiết kiệm.
-Mỗi người càn fải có ý thức góp phần tạo nên thành quả chung để làm phong phú thành quả của dân tộc, của đất nước, của nhân loại
-Đặc biệt cần có ý thức, hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa với những người có công lao với đất nước.
2. C/m bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
I- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
3. Hãy giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên.
1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
3/ Kết bài:
- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.
Trong cuộc sống, kiên trì là một việc rất khó. Để tiếp nên sức mạnh cho những người kiên trì, khuyên răn họ thêm kiên trì, trong kho tàng văn học Việt Nam, đã có rất nhiều câu tuc ngữ về vấn đề này như "Có chí thì nên". Vây, bạn hiểu câu tục ngữ đó như thế nào?
Ở đời có rất nhiều việc khó khăn, dễ làm con người nản chí. Vậy, "chí" ở đây có nghĩa là gì? Chí ở đây không phải nói một hành động hay một con vật nào cả. Mà "chí" ở đây là chí lớn, có suy nghĩa, ước mơ. Chí là kiên trì, chấp nhận vượt qua khó khăn, thử thách. Vậy, "có chí thì nên" là câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải kiên trì, bền bỉ. Nếu làm được ắt sẽ thành công.
Vì sao nói "Có chí thì nên"? Nói như thế có cơ sở của nó chứ không phải là không đâu bạn ạ. Nhiều người đã từng nản chí với một công việc nhưng họ lại vì một điều gì đó mà làm công việc một cách bền bỉ, kiên trì dù không biết kết quả ra sao.Bạn có thể thấy được việc này thể hiện rất rõ ở trong đời sống. Chẳng hạn như, Phạm Hương trước đây rất "quê mùa" nhưng sau next-top model cô ấy đã thay đổi hoàn toàn. Cô ấy trong cuộc thi con bị ban giám khảo đánh ra rất tệ, đi catwalk lệch, ... Nhưng nhờ ý chí, nghị lực cô ấy đã làm được và trở thành Hoa hậu hoàn mỹ hay là được thi hoa hậu quốc tế. Hay là trong lớp tôi, một bạn nam học lực trung bình nhưng nhờ cố gắng mà học kì II bạn ấy đạt học sinh tiên tiến. Đó không phải là "có chí thì nên" sao?
Vậy, chúng ta cần làm gì để thực hiện những gì câu tục ngữ "Có chí thì nên" truyền đạt lại? Chúng ta cần rèn luyện một tâm lí vững chắc. Suy nghĩ rằng chúng luôn làm được, cố gắng là được, bởi lẽ mọi việc đa phần cần nỗ lực và cố gắng. Chúng ta có thể tham gia các cuộc thi để luyện thêm kĩ năng kiên trì. Đọc thêm nhiều sách báo về tính kiên trì để chúng ta có thể hiểu được kiên trì, có chí. Đó là những gì mà học sinh có thể làm.
Nói tóm lại, câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Nó đã khẳng định ra một chân lí "Có chí thì nên": có ý chí, kiên trì thì làm việc gì cũng ắt thành công. Vì thế mỗi người chúng ta cần phải sống giống như câu tục ngữ này.