1, Các cây sống trong môi trường nước thường có đặc điểm hình thái như thế nào ?
2, Nêu dặc diểm cấu tạo của tảo soắn và rong mơ . Giữa chúng có đặc diểm gì giống và khác nhau
3, Nêu cấu tạo của cây rêu, so sánh đặc điểm của cây rêu với tảo và cây có hoa ?
4, So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
5, than đá được hình thành như thế nào ?
Câu 1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
Trả lời: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
2.Nêu các đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có đặc điểm gì khác và giống nhau?
Trả lời:
a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
* Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).
b) Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ
* Những điểm giống nhau:
- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Đều phân bố trong môi trường nước.
- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.
- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
* Những điếm khác nhau:
|
Tảo xoắn |
Rong mơ |
Phân bố |
- Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...) |
- Môi trường nước mặn (biển) |
Cấu tạo |
- có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục. - Cơ thể có dạng sợi |
- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu. - Cơ thể có dạng cành cây. |
Sinh sản |
- Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau. |
- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu. |
3. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?
Trả lời:
So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.
* Giống nhau: chúng đều là những thực vật bậc thấp
* Khác nhau:
- Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ có dạng đa bào.
- Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ. thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả.
4. So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
Trả lời:
So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
|
* So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn.
5. Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực vật sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ và các động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới. Trải qua nhiều triệu năm, vật liệu này biến thành than đá.Than đá được hình thành như thế nào ?
Ngày nay, quá trình tương tự cũng diễn ra ở các đầm lầy than bùn, nơi mà vết tích của các bãi cây bụi thấp mục rữa tạo thành than bùn. Khi than bùn khô, nó cháy giống như than đá. Ở một số nơi trên thế giới, diệp thạch (than nâu) được khai thác. Dạng than đá cứng nhất và tinh khiết hơn gọi là anthracit chứa rất ít tạp chất.
1. Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
2.
Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
* Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).
Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ :
* Những điểm giống nhau:
- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Đều phân bố trong môi trường nước.
- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.
- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
* Những điểm khác nhau:
Tảo xoắn | Rong mơ | |
Phân bố | - Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...) |
- Môi trường nước mặn (biển) |
Cấu tạo |
- có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục. - Cơ thể có dạng sợi |
- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu. - Cơ thể có dạng cành cây. |
Sinh sản | - Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau. |
- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu. |
3.Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.
* Giống nhau: chúng đều là những thực vật bậc thấp
* Khác nhau:
- Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ có dạng đa bào.
- Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ. thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả.
Cây có hoa | Rêu |
- Có hoa | - Chưa có hoa |
- Thân và lá có mạch dẫn | - Thân và lá có mạnh dẫn |
- Có rễ thật | - Có rễ giả |
- Sinh sản bằng hoa | - Sinh sản bằng bào tử |
4. - Cơ quan sinh dưỡng của rêu :
+ Rễ giả, thân nhỏ không phân nhánh
+ Lá có một lớp tế bào, chưa có đường gân giữa.
+ Chưa có mạch dẫn
- Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ :
+ Rễ, thân, lá thật sự.
+ Lá non thường cuộn tròn ở đầu
+ Có mạch dẫn
So với rêu , dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn
5.
Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực vật sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ và các động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới. Trải qua nhiều triệu năm, vật liệu này biến thành than đá.
Ngày nay, quá trình tương tự cũng diễn ra ở các đầm lầy than bùn, nơi mà vết tích của các bãi cây bụi thấp mục rữa tạo thành than bùn. Khi than bùn khô, nó cháy giống như than đá. Ở một số nơi trên thế giới, diệp thạch (than nâu) được khai thác. Dạng than đá cứng nhất và tinh khiết hơn gọi là anthracit chứa rất ít tạp chất.