Câu 1:
- Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên: miêu tả.
Câu 2:
- Nhà thơ Chính Hữu sử dụng từ "chờ" mà không dùng từ "đợi" thể hiện dụng ý của tác giả khi miêu tả các anh bộ đội, chiến sĩ trong cuộc kháng chiến. Giữa khoảng không gian hoang vu, giữa khu rừng đầy "sương muối" đầy lạnh lẽ, cái lạnh ấy như buốt cả thịt da. Ấy vậy mà người lính vẫn đứng cạnh nhau để mà "chờ" giặc đến. Từ "chờ" khắc họa người lính trong tâm thế chủ động, càng tỏa ra khí chất anh hùng, dũng cảm, không chùn bước trước kẻ thù. Trái lại, nếu nhà thơ sử dụng từ "đợi" thì sẽ làm giảm khí thế sục sôi, mông muốn dọn sạch quân thù của các chiến sĩ.
Câu 3:
- Câu mở đoạn: giới thiệu sơ lược về nhà thơ Chính Hữu và 3 câu thơ cuối.
- Phân tích, cảm nhận:
+ “Đêm nay rừng hoang sương muối”: khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, các anh vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước nhà.
+ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”: tuy điều kiện khó khăn, gian khổ là thế nhưng người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn.
+ “Đầu súng trăng treo”: đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn. Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ có thể đỡ được ánh trăng sáng tròn phía xa xa. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần.
=> Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.
- Câu kết đoạn.