Bài 8. Tốc độ chuyển động

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Có 2 cách để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy, cụ thể:

Cách 1: So sánh quãng đường chạy được trong cùng một thời gian của từng học sinh, ai chạy được quãng đường dài nhất thì bạn đó chạy nhanh nhất, ai chạy được quãng đường ngắn nhất thì bạn đó chạy chậm nhất.

Cách 2: So sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường của từng học sinh, ai chạy mất thời gian ít nhất thì bạn đó chạy nhanh nhất, ai chạy mất thời gian nhiều nhất thì bạn đó chạy chậm nhất.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bảng 8.1: Thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m

Học sinh

Thời gian chạy bộ (s)

Thứ tự xếp hạng

A

10

2

B

9,5

1

C

11

3

D

11,5

4

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Có thể tính quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh bằng cách lấy quãng đường chạy được chia cho thời gian chạy hết quãng đường đó.

Bảng 8.1: Thời gian chạy trên cùng quãng đường 60 m

Học sinh

 

Thời gian chạy bộ (s)

Thứ tự xếp hạng

Quãng đường chạy trong 1 s (m)

A

10

2

6

B

9,5

1

6,3

C

11

3

5,5

D

11,5

4

5,2

 Thứ tự xếp hạng liên hệ với quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh là nếu quãng đường chạy được trong 1 s của học sinh nào càng lớn thì thứ tự xếp hạng càng nhỏ (tức là thành tích càng cao).

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) nhỏ hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2) lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3) lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Xác định quãng đường chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B: s = 30 m

- Xác định thời gian chuyển động của người đi xe đạp từ A đến B:

t = tB – tA = 10 – 0 = 10 s

- Xác định quãng đường người đi xe đạp đi được trong 1s:

s : t = 30 : 10 = 3 m.

 ⇒⇒Tốc độ của người đi xe đạp: 3 m/s.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các đơn vị tốc độ khác: km/s, mm/s, km/h, cm/s, hải lý/giờ, mm/ngày, …

Ngoài đơn vị m/s, trong thực tế để thuận tiện cho việc nghiên cứu chuyển động của các sự vật, hiện tượng người ta sẽ sử dụng các đơn vị đo tốc độ thích hợp.

Ví dụ:

- Khi đo sự phát triển chiều cao của cây non, dùng đơn vị mm/ngày sẽ thuận tiện hơn đơn vị m/s.

- Để đo tốc độ các loại tàu thuyền, tàu ngầm và phương tiện hàng hải khác, người ta sử dụng đơn vị hải lý/giờ (hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển).

- Để đo tốc độ của tên lửa, máy bay siêu thanh, … người ta dùng đơn vị km/s. Km/s là đơn vị đo tốc độ cao mà các phương tiện giao thông thông thường khó đạt được.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, đồng thời cho biết quãng đường vật đi được trong 1 đơn vị thời gian.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ta có v = 30 km/h; s = 15 km.

Thời gian để ca nô đii được quãng đường 15 km là: \(v = \frac{s}{t} \Rightarrow t = \frac{s}{v} = \frac{15}{{30}} = 0,5(h)\)

Trả lời bởi Hà Quang Minh