Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển, vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

 
Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Vào thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện một số thành thị vì:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều cho thương nhân vào buôn bán tấp nập, các thuyền buôn nước ngoài đến đông và thành lập nên các thương điếm => thương nghiệp trong và ngoài nước đều phát triển mạnh.

- Thủ công nghiệp Việt Nam cũng phát triển, tụ họp buôn bán ở một nơi có vị trí địa lý thuận lợi, càng ngày càng đông nên hình thành các đô thị sầm uất.

=> Xuất hiện một số thành thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh),…

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân ta, nó đã trở thành truyền thống của dân tộc, được lan truyền qua bao thế hệ già trẻ - những con người “trong một nước”, cùng nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”.

- Những câu ca dao tương tự:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

“Dân ta nhớ một chữ đồng.

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

 

“Một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"...

 
Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo sau:

- Các tôn giáo cũ vẫn tiếp tục tồn tại và có chỗ đứng riêng: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo.

- Tôn giáo mới được du nhập: Kito giáo.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo. Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Chữ Nôm ra đời sớm (khoảng thế kỉ X - XI) do người Việt sáng tạo từ chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Nôm ra đời thể hiện ý thức dân tộc cao. Những thế kỉ XIII - XIV về sau, cùng với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc, của giáo dục, khoa cử, ngày càng có nhiều nho sĩ, trí thức, quan lại sáng tác thơ Nôm.

=> Bởi vậy, hiện tượng Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa:

+ Khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

+ Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.

+ Các bài thơ Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... đã để lại nhiều tác phẩm thơ Nôm có giá trị đến tận ngày nay. Đóng góp lớn vào nền văn học, văn hóa dân tộc.

 

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình.

- Ông có tấm lòng cao thượng, muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ".

- Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Một số công trình nghệ thuật dân gian:

- Chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh),…

- Những truyện Nôm dài như: Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh,…

- Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,… truyện tiếu lâm.