Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 456
Điểm GP 68
Điểm SP 488

Người theo dõi (111)

Đang theo dõi (102)

Nhật Linh
Vũ Duy Hưng
Đặng Thu Trang
Hochocnuahocmai
Sách Giáo Khoa

Câu trả lời:

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

​chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất, một nhà chính trị tài năng mà còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong khoảng thời gian làm việc ở Pắc Pó, Bác đã sáng tác hai bài thơ về trăng rất tiêu biểu, đó là bài “Cảnh khuya” và bài thơ “ Rằm tháng Giêng”.

Cùng lấy cảm hứng từ ánh trăng nhưng trong mỗi bài thơ, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái riêng biệt, điều này đã làm nên nét độc đáo cho mỗi bài thơ.

Trong bài thơ “Cảnh khuya” bức tranh thiên nhiên được Bác khắc học bằng những nét sinh động, cụ thể, gợi ra một bức tranh đa sắc màu và có sức hấp dẫn với người đọc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Ở trong câu thơ này, Bác đã ví tiếng suối như “tiếng hát xa”, âm thanh của nước va chạm vào vách đá không ồn ào mà lại dịu nhẹ, êm du. Bằng tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ, Hồ Chí Minh đã liên tưởng ngay đến tiếng hát xa. “Tiếng hát xa” là tiếng hát thoảng đưa trong gió, có tiết tấu, giai điệu song nếu không chú ý lắng nghe thì cũng sẽ không thể cảm nhận hết.

Tiếng suối ở đây cũng vậy. Ta có thể liên tưởng đến dòng suối nhỏ róc rách chảy trong đêm, nó nhẹ đến mức nếu không gian không yên tĩnh, người nghe không nhập tâm để cảm nhận thì cũng khó có thể nhận ra. Nhưng một khi đã cảm nhận được rồi thì nó sẽ như một giai điệu nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng da diết, cứ vương vấn lòng người không thôi.

Trong không gian tĩnh lặng, tiếng suối du dương hiện lên thật gợi cảm, nó tác động đến tâm hồn của người thi sĩ. Ngồi trong đêm, bác dùng sự nhạy cảm để cảm nhận cái tĩnh của âm thanh, song cũng đồng thời cảm nhận cảnh khuya bằng cái nhìn thị giác đầy tinh tế:

“ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hình ảnh ánh trăng ở đây được đặt trong mối quan hệ với cây và hoa.Cách cảm nhận của Bác cũng thật độc đáo, ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ làm in trên mặt đất những mảng màu sắc sáng tối, tạo nên cảnh chập chùng của ánh trăng, cây và trong cảm nhận của Bác, trăng, bóng cây cùng “lồng” vào hoa tạo ra sự hòa hợp đến lạ kì.

Từ ba hình ảnh ngỡ như chẳng hề có mối liên hệ nào, Hồ Chí Minh đã dùng sự tinh tế trong cảm nhận của mình để tạo ra cho chúng một sự hòa hợp, đen xen vô cùng sống động và gợi cảm.

Cũng miêu tả về ánh trăng, nhưng trong bài thơ “ Rằm tháng Riêng” Hồ Chí Minh lại cho người đọc một cảm nhận mới, một các nhìn mới về ánh trăng:

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Ánh trăng trong bài thơ này là ánh trăng của đêm Rằm mùa xuân nên nó mang cái nét thơ mộng, gợi cảm của tiết trời xuân.

“Lồng lộng” gợi ra cái bao la, bát ngát của không gian bầu trời. Trong cái không gian ấy, ánh trăng dường như sáng hơn, đẹp hơn, nó soi sáng và bao phủ lên mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật trở nên đầy sức hấp dẫn, quyến rũ.

“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”. Qua câu thơ này, người đọc có thể phỏng đoán vị trí, điểm nhìn của Bác chính là trên một dòng sông. Vì chỉ có như vậy thì bác mới có thể cảm nhận tinh tế đến thế không gian bầu trời, ánh trăng sáng và cả màu nước trên sông.“ Nước lẫn” ở đây có thể hiểu là sự hòa hợp, pha trộn giữa sắc sáng của ánh trăng với sự long lanh, xanh mát của dòng nước.Trong một câu thơ mà Hồ Chí Minh đã sử dụng đến ba từ xuân, làm cho sắc xuân, không khí xuân tràn đầy khắp cả ý thơ.

Nếu trong bài “Cảnh khuya” có sự hòa hợp giữa ba yếu tố: trăng, bóng và hoa để tạo ra khung cảnh thi vị mà đầy hấp dẫn thì ở trong bài thơ “ Rằm tháng Giêng” lại có sự kết hợp của ba yếu tố: trăng, nước và bầu trời. Vừa gợi ra cái mênh mông của bầu trời, cái thi vị của dòng sông mùa xuân và cả sự kết hợp giữa nước và trăng đã tác động ngược lại với bầu trời,làm cho không gian bầu trời mang đậm không khí của mùa xuân.Nếu trong “Cảnh khuya” đối tượng miêu tả của Bác là ánh trăng rừng trong đêm khuya thanh tĩnh thì “Rằm tháng Giêng” lại là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng Rằm đầu năm.

Có thể thấy, Hồ Chí Minh sáng tác rất nhiều các phẩm lấy đề tài từ vầng trăng, ánh trăng. Song mỗi bài Bác lại tạo ra cho người đọc một cảm nhận khác, một ấn tượng khác về ánh trăng mà không hề có sự trùng lặp. Có sự đa dạng này phải kể đến sự cảm nhận tinh tế và tài năng sáng tạo không ngừng của Bác.

​chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạnh đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, hai câu trên có mâu thuẫn với nhau hay không? Chúng ta cùng bàn luận để có cách nhìn nhận đúng đắn về ý nghĩa của hai câu tục ngữ này.

Nếu mới đọc qua, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau.

Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Vậy nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này thế nào cho đúng?

Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao của người thầy quả là không nhỏ.

Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy, trò phải hết sức nỗ lực trong học tập thì mới mong đạt được kết quả khả quan. Như vậy, những cố gắng của học sinh cũng góp phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ thiên lệch.

Vai trò người thầy quan trọng như vậy mà lại có ý kiến cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày có nghĩa là không bằng), liệu có rơi vào sự đánh giá thiên lệch khác chăng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của bạn bè đối với sự hiểu biết và tiến bộ của mỗi người. Nghệ thuật dân gian trong câu tục ngữ này là dùng cách nói quá để khẳng định điều muốn nói. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè. Lúc bạn tận tình hướng dẫn cho mình thì bạn cũng đã đồng vai trò người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Thực tế cho thấy bạn bè tốt hỗ trợ nhau rất nhiều trong học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp của mỗi người. Bạn bè cùng trang lứa có sự thông cảm, gần gũi nên việc tiếp thu cũng dễ dàng hơn.

Vậy nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào?

Mỗi học sinh phải chăm chỉ học tập, cố gắng tiếp thu những kiến thức do thầy truyền đạt, kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Kính trọng thầy thực sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ điều gì, ta mạnh dạn hỏi bạn bè, tránh thái độ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học cả tác phong, đạo đức để trở thành con người toàn diện, hữu ích cho xã hội.

Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Cách học tốt nhất ngày nay là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học ở thực tế đời sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn học tập. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. ​chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.
Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.

​chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Bác Hồ là vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc, Bác dành thời gian quan tâm tới mọi mặt trong đời sống xã hội của con người. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Khi đất nước còn đang chịu sự tàn phá của chiến tranh, Bác có rất nhiều việc phải chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Vào năm 1960, phong trào tết trồng cây bắt đầu được phát động. Những năm sau đó, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Bác đã chỉ ra cho nhân dân biết “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Trong thời khắc quan trọng của đất nước, và đến cuối đời tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Nếu chúng ta có dịp đến thăm khu nhà của Bác, ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp với vườn cây aao cá của Bác. Bác đã dành thời gian trồng và chăm sóc cây như chăm sóc con người. Bác coi việc trồng cây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi Người đến thăm nước bạn hoặc tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam. Những cây kỉ niệm đó cứ lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. Bác quan tâm tới thiên nhiên và cây cối như quan tâm vận mệnh của dân tộc, bởi vậy trong di chúc Người để lại, Bác viết: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”. Bác muốn cho thế hệ con cháu hiểu được rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Với những giá trị to lớn của thiên nhiên, mỗi chúng ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy. Với sự phát triển của xã hội, rừng và thiên nhiên xung quanh con người đang bị hủy hoại, việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao. Vào mỗi dịp xuân về lời dạy của Bác "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", lại âm vang khắp non song đất nước, người người nhà nhà lại náo nức tham gia vào tết trồng cây của dân tộc. Tết trồng cây hàng năm trở thành phong trào không thể thiếu trên khắp đất nước, nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của con người với môi trường mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ tới Bác. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về. Ngày nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm, trồng cây càng trở nên có ý nghĩa với con người. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.

​chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

chúc p hk tốt

Câu trả lời:

1.

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

​chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.


​chúc p hk tốt