Bài 8. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Làm nương rẫy

- Khái niệm: Là hình thức canh tác nông nghiệp lâu đời nhất của xã hội loài người.

Đốt rừng làm nương, rẫy.

- Đặc điểm:

   + Rừng hay xavan bị đốt để làm nương rẫy. Đất bị khai thác triệt để.

   + Canh tác sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, nên năng suất cây trồng rất thấp.

- Hậu quả: Đất bạc màu, dễ bị xói mòn, ô nhiễm môi trường.

2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước

- Phân bố:

   + Trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.

   + Những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu.

- Đặc điểm:

   + Thâm canh lúa cho phép tăng vụ, tăng năng suất, nhờ đó sản lượng cũng tăng lên.

   + Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng có điều kiện phát triển.

Thâm canh lúa nước kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.

   + Một số nước vẫn lâm vào tình trạng thiếu lương thực (do dân số đông và thời tiết thất thường).

- Nguyên nhân:

   + Do áp dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản.

   + Chính sách nông nghiệp đúng đắn của nhà nước.

3. Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn

- Phân bố: Ở các trang trại, đồn điền trong đới nóng.

Trang trại bò sữa ở Gia Lai.

@65928@@65927@@52618@

- Đặc điểm:

   + Trồng trọt cây công nghiệp và chăn nuôi chuyên môn hoá theo quy mô lớn.

   + Mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Kết quả:

Xuất khẩu hoa quả nhiệt đới.

   + Tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và có giá trị cao.

   + Bám sát nhu cầu của thị trường.

Đới nóng là nơi tiến hành sản xuất nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Ở đây có nhiều hình thức canh tác trong nông nghiệp : từ làm rẫy, thâm canh lúa nước đến sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn. Việc áp dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và các chính sách nông nghiệp đúng đắn đã giúp nhiều nước giải quyết được nạn đói. Một số nước đã xuất khẩu lương thực (Việt Nam, Thái Lan...).