Trái đất

Hoàng Minh Thọ
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
30 tháng 12 2017 lúc 20:57

Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

– Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°c.

– Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°c.

– Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°c.

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
27 tháng 10 2018 lúc 14:10

Ta thấy có thông tin lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?

Chỗ cao: chính là núi

Chỗ thấp: biển.

Bình luận (0)
Hoàng Minh Thọ
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
30 tháng 12 2017 lúc 20:57

Nội lực:

Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Là nguyên nhân sinh ra iện tượng động đất, núi lửa.Có tác động gây đứt gãy, uốn nếp các lớp đá, hoặc đẩy vật chất nóng ở dưới lớp đất sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.Nội lực thường làm cho bề mặt Trái đất thêm gồ ghề.

Ngoại lực:

Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

-Ngoại lực gồm 2 quá trình:

+Quá trình phong hoá các loại đá

+Quá trình xâm thực (VD: do nước chảy, do gió, do nhiệt độ)

-Ngoại lực có khuynh hướng san bằng, hạ thấp địa hình.

Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
31 tháng 12 2017 lúc 16:08

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…
Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…

Bình luận (0)
vũ việt anh
23 tháng 3 2020 lúc 17:40

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…
Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Lê
Xem chi tiết
Ngọc Lê
30 tháng 12 2017 lúc 17:31

Câu 1:

_ Các chuyển động của Trái Đất:

+ Chuyển động tự quay quanh trục.

+ Chuyển động quay quanh Mặt Trời.

_ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

+ Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể.

_ Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.

+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 2:

_ Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

_ Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài bề mặt Trái Đất.

Câu 3:

_ Núi là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất. Có độ cao trên 500m so với mực nước biển.

Núi trẻ

Núi già

Thời gian

Cách đây hàng chục triệu năm.

Cách đây hàng trăm triệu năm.

Hình thái

_ Đỉnh: Nhọn, cao

_ Sườn: Dốc

_ Thung lũng: Sâu, hẹp

_ Đỉnh: Tròn

_ Sườn: Thoải

_ Thung lũng: Rộng

Câu 4:

_ Chênh lệch múi giờ giữa khu vực giờ gốc và nước ta là:

7-0=7( múi giờ)

_Vì nước ta nằm ở khu vực phía đông kinh tuyến gốc nên khi ở nước ta là 12h thì lúc đó ở khu vực giờ gốc là: 12-7=5( giờ)

Bình luận (1)
lý yến nhi
Xem chi tiết
lê anh tuấn
2 tháng 1 2018 lúc 16:49

Chính xác nhất ở đây là do lực Criolit. Lực này xuất hiện do trái đất tự quay quanh mình nó. Lực này sẽ tác động lên các vật chật chuyển động trên trái đất (như máy bay chẳng hạn), dòng sông cũng thế nó bị tác dụng bởi lực Criolit hướng về một phía của bờ sông, làm thay đổi hướng chảy, gây ra hiện tượng bên lở bên bồi.

Bình luận (0)
Nguyen Duy Phong
Xem chi tiết
Hồ Huỳnh Thục Đoan
15 tháng 12 2017 lúc 20:33

Đặc điểm và cấu tạo

-Độ dày: từ 5 - 70 km.

-Trạng thái: rắn chắc.

-Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.

-Có thể tích=1% và trọng lượng=0.1% .

-Lớp vỏ là các địa mảnh.

Vai trò

-Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

Bình luận (0)
Lythimyhanh
27 tháng 12 2017 lúc 16:53

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa) Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất. Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Bình luận (0)
Ngô Thành Đạt
Xem chi tiết
Ngô Thành Đạt
26 tháng 12 2017 lúc 21:52

Trình bày đặc điểm ,các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất.

Bình luận (0)
Trang Trai Lon
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 12 2016 lúc 17:28

Trên Trái Đất, mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết. Mùa xuân, cây cối phát triển, nhưng giai đoạn phát triển nhất vẫn là mùa hè.[12]

Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanh Mặt Trời, cũng gọi là mùa; cùng nguyên nhân làđộ nghiêng trục quay so với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh đó.[8] Nhưng mùa được định theo kinh độ mặt trời.[13]

Nói chung, mùa là sự biến đổi khí hậu.[14]

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Chu Hoangf Nguyeenx
20 tháng 12 2017 lúc 18:35

Trái đất quay quanh trục từ đâu sang đâu?

Trái đất quay quanh trục một ngày mất bao nhiều giờ?

Tại sao hiện tượng ngày đêm lại lần lượt trên trái đất?

Cấu tạo lớp vỏ trái đất?

Cách tính giờ

Bình luận (0)
Đặng Duy Thục
20 tháng 12 2017 lúc 18:47

Câu 1: Trình bày sự chuyển độngcủa Trái Đất quay quanh trục và nêu các hệ quả của nó.

Câu 2: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra hệ quả gì? Trình bày thời gian bắt đầu và kết thúc của các mùa.

Câu 3: Nêu đặc điểm núi già và núi trẻ.

Câu 4: Vẽ hình cấu tạo bên trong Trái Đất.

Câu 5: Vẽ các hướng chính trên bản đồ.

Câu 6: Theo em, nhiệt độ là tác động của nội lực hay ngoại lực? Vì sao?

Câu 7: So sánh bình nguyên và cao nguyên.

Bình luận (0)
Kiriya Hayami
Xem chi tiết
Trần Hoàng Trọng
21 tháng 12 2017 lúc 9:42

Trả lời:

Núi kia ai bắc mà cao và Sông kia ai bới ai đào mà sâu là do tác động của nội lực là cho 1 vùng đất cao lên hoặc hạ thấp 1 vùng.

Bình luận (7)
Minzu Kakasu
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
21 tháng 12 2017 lúc 20:55

* Lục địa:

- Trên Trái Đất có 6 lục địa:

+ Lục địa Á - Âu

+ Lục địa Phi

+ Lục địa Bắc Mĩ

+ Lục địa Nam Mĩ.

+ Lục địa Nam Cực.

+ Lục địa ô-xtrây-li-a.

- Lục địa có diện tích lớn nhất là: lục địa Á-Âu (50,7 triệu km2), nằm ở nửa cầu Bắc.

- Lục địa có diện tích nhỏ nhất là: lục địa Ô-xtrây-li-a (7,6 triệu km2), nằm ở nửa cầu Nam.

* Đại dương:

Tổng diện tích 4 đại dương là 361 triệu km2. Vậy nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương sẽ là:

361000000 x 100 / 510000000 = 70,2%

- 4 đại dương trên thế giới là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

- Đại dương có diện tích lớn nhất trong 4 đại dương là Thái Bình Dương.

- Đại dương có diện tích nhỏ nhất trong 4 đại dương là Bắc Băng Dương.

Bình luận (0)