Sinh thái học

nguyenthiyen nhi
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 7:02

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_c%E1%BA%A7u

Bạn xem lại đi

Hồng cầu ở người là những tế bào màu đỏ, không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt. Đường kính hồng cầu khoảng 7 – 8 μm

Bình luận (0)
Thời Sênh
20 tháng 5 2018 lúc 6:51

Tiểu cầu có dạng hình đĩa hai mặt lồi (giống như thấu kính), đường kính lớn nhất khoảng 2–3 µm.

Bình luận (1)
nguyen thi thao
20 tháng 5 2018 lúc 6:52

tiểu cầu chỉ là mảnh vỡ của các sinh tiểu cầu có kích thước rất nhỏ và dễ vỡ để giải phóng enzim

Bình luận (1)
Tài Nguyễn Tiến
Xem chi tiết
Đỗ Đại Học.
12 tháng 4 2016 lúc 1:09

Đáp án : Thiên địch là những sinh vật có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho những sinh vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thiên địch được chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt. Ví dụ: dế nhảy ăn trứng sâu, bọ cánh cứng ăn sâu, bọ rùa ăn rệp, bọ ngựa bắt sâu, rắn bắt chuột, mèo bắt chuột...

- Nhóm thiên địch ký sinh. Ví dụ: ong ký sinh nhộng, ong ký sinh sâu cuốn lá, ong ký sinh sâu đục quả, ong ký sinh sâu đo...

- Nhóm vi sinh vật gây bệnh hại côn trùng, làm sâu bị bệnh và chết. Ví dụ: nấm gây bệnh cho sâu cuốn lá, nấm gây bệnh cho rệp.

Bình luận (0)
Tran Ngọc Lan
31 tháng 5 2018 lúc 21:01

Thiên địch là các loài động vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên. Các loài thiên địch phổ biến là: chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa cóc, chim sâu (để diệt côn trùng sâu bọ), cú, rắn, mèo (diệt chuột và gặm nhấm)... Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn sản xuất.

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Hiiiii~
16 tháng 5 2018 lúc 16:35

Bạn tự thống kê vào bảng

Trả lời:

a) Bão

-Hoạt động của bão ở Việt Nam

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8-10 cơn, năm ít có 1-2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

-Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300-400mm, có khi tới trên 500-600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng 9-10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5-2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại. khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b)Ngập lụt

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cần tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c)Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100-200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng-Thủy văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI-X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X-XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lý sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d)Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6- 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu hủy hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí.

d)Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực hoạt động mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.


Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Hiiiii~
16 tháng 5 2018 lúc 16:34

Trả lời:

Một số biện pháp mà em biết giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu:

Chấp nhận tổn thất. Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).

Chia sẻ tổn thất. Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.

Làm thay đổi nguy cơ. Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.

Thay đổi/chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.

Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 21:57

Chấp nhận tổn thất. Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).

Chia sẻ tổn thất. Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.

Làm thay đổi nguy cơ. Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.

Thay đổi/chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.

Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH.

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 21:59

Bởi nó là một quá trình liên tục liên quan tới hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế – xã hội . Không thích ứng đc vs nó chúng ta sẽ không thể biến được cách phòng tránh, cx như đối phó vs nó mà nó lại ảnh hưởng lớn đến Cuộc sống con người Vậy nên chúng ta phải thích ứng đc vs BĐKH

Bình luận (0)
nguyen thi thao
16 tháng 5 2018 lúc 19:59

​để cơ thể con người luôn khỏe mạnh và sống vui khỏe

Bình luận (0)
Thời Sênh
16 tháng 5 2018 lúc 20:43

Biến đổi khí hậu xảy ra ngày càng nhiều, ngày càng nguy hiểm mà ta không thể làm cho biến đổi khí hậu dừng lại. Vì vậy, ta chỉ có thể thích nghi, ứng phó với nó mà không thể phòng chống nó.

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 5 2018 lúc 17:29

Vì biến đổi khí hậu là một điều tất nhiên Không ai có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu xảy ra nên ta phải thích ứng với nó

Câu này mk đã trả lời và đc cộng đồng lựa chọn nên bn yên tâm

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:02

Bởi nó là 1 quá trình xảy ra liên tục, không có biện pháp ngăn chặn triệt để ( nhưng Ko phải là ko có biện pháp để giảm thiểu đâu) . Chính vì tính liên tục ,ko có Biện pháp tuyệt đối chống lại nó nên chúng ta chỉ có thể Thích ứng vs nó chớ ko thể chống lại nó

Bình luận (0)
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 5 2018 lúc 17:30

à vì con người không có khả năng trực tiếp thay đổi, tác động đến sự biến đổi của khí hậu mà chỉ có khả năng gián tiếp giảm nhẹ biến đổi khí hậu qua các biện pháp trên

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:03

Mỗi việc làm của chúng ta đều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nên chỉ cần mỗi việc làm dù nhẹ như các BP nêu trên cũng đủ để làm giảm thiểu biến đổi khí hậu rồi. Tuy nhiên cái này cần đc sự đồng lòng thực hiện của tất cả mọi người

Bình luận (0)
I love Yugyeom
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Đạt Trần
8 tháng 5 2018 lúc 21:19

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Hậu quả

– Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của các thủy vực (hồ ao, sông, suối…) cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
– Những thay đổi về mưa, sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước ngầm.
– Khi băng tuyết ở các cực và đỉnh núi cao tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các sông và làm tăng lũ lụt. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng khi đó các dòng chảy cũng giảm dần, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm trọng hơn. Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á với nguồn nước sông ngòi phụ thuộc nhiều vào nước thượng nguồn.

Biện pháp

1. Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn.

2. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt.

3. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

4. Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh thái mới.

5. Cải tạo nâng cấp hạ tầng.

6. Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt giảm nhu cầu tiêu thụ (thực phẩm, quần áo,…) góp phần giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.

7. Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Làm việc gần nhà để không dùng ô tô, xe máy mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại vừa có lợi cho môi trường.

8. Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn.

9. Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tế.

10. Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu

Bình luận (0)
Công Chúa Băng Giá
Xem chi tiết
Lưu Thị Mỹ Viên
10 tháng 5 2018 lúc 19:29

Tổng số nu của gen: N = 2L / 3,4 = (2 . 5100) / 3,4 = 3000 (nu)
Ta có:

{ %A + %G = 50%
{ %A - %G = 10%
Giải hệ trên, ta thu được:
{ %A = 30%.N => A = 900 = T
{ %G = 20%.N => G = 600 = X
Lại có: T1 = 1/3 A = 900/3 = 300 = A2
Và: G2 = 1/2 X = 600/2 = 300
X2 = G1 = G - G2 = 600 - 300 = 300
T2 = 1500 - (A2 + G2 + X2) < 0 (vô lý)
Em xem lại đề chỗ này: A2 + T2 + G2 + X2 = N/2 = 1500
Nhưng kết quả lại sai khác!
Nếu sửa lại: T1 = 1/3 A1 và G2 = 1/2 X2
Ta có:
{ T1 + A1 = A = 900
{ T1 = 1/3 A1
Giải hệ trên, ta được:
{ T1 = 225 = A2
{ A1 = 675 = T2
Tương tự: ta có:
{ G2 = 1/2 X2
{ G2 + X2 = G = 600
Giải hệ trên, ta được:
{ G2 = 200
{ X2 = 400.

Bình luận (0)