Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 42
Điểm GP 16
Điểm SP 40

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên:

Nguy cơ khi tiếp tục giữ thai để đẻ. Mang thai ở vị thành niên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nguy cơ tử vong mẹ cao hơn so với bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Mẹ dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, đẻ non, sảy thai, chuyển dạ đình trệ, bất tương xứng thai với khung chậu. Trong lúc sinh, đẻ khó, dễ phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong trẻ em sinh ra do các bà mẹ vị thành niên trong năm đầu cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Con của các bà mẹ vị thành niên thường có tỷ lệ nhẹ cân, bệnh tật và tử vong cao gấp nhiều lần so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Về mặt kinh tế - xã hội, khi có thai ở tuổi vị thành niên phải gián đoạn việc học hành, khó khăn về kinh tế và không tìm được việc làm, dẫn vị thành niên vào con đường bế tắc. Hạnh phúc gia đình có thể bị rạn nứt, dễ lâm vào cảnh éo le, ảnh hưởng đến tương lai. Tỷ lệ ly dị cao, dễ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý.

Ảnh hưởng:

Nguy cơ khi phá thai ở tuổi vị thành niên do mặc cảm, xấu hổ nên vị thành niên thường tìm kiếm dịch vụ phá thai không an toàn. vị thành niên thường không biết các dấu hiệu để nhận biết thai nghén nên không tìm đến cơ sở y tế sớm dẫn đến phá thai to. Do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lý lo sợ nên thủ thuật phá thai ở vị thành niên thường xảy ra nhiều tai biến hơn người trưởng thành. Những ảnh hưởng tâm lý sau phá thai ở tuổi vị thành niên có thể rất nặng nề và kéo dài

Câu trả lời:

- Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt.

- Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

- Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh thái mới. Sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu mặn cao, các giống ngắn ngày tránh lũ, xây dựng các mô hình nhà tránh lũ, tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp trước các thảm họa về biến đổi khí hậu…

- Cải tạo nâng cấp hạ tầng. Những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các loại nhà thân thiện môi trường… Ngoài ra, đường xá cũng cần được đầu tư thỏa đáng để giảm nhiên liệu tiêu thụ cho xe cộ, giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường.

- Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt giảm nhu cầu tiêu thụ (thực phẩm, quần áo,…) góp phần giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.

- Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Làm việc gần nhà để không dùng ô tô, xe máy mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại vừa có lợi cho môi trường. Ngoài ra việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng góp phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.

- Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn. Các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất phải triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch hơn vào trong cả vòng đời của quy trình sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.

- Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tế.

- Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ( nguyên nhân, tác động và giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho cộng đồng