Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 1
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

* Chú ý: Khi phân tích bài thơ Tràng Giang, ta cần phải có đủ cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Bố cục bài thơ chú í cần phải đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Trong đó nội dung cần đảm bảo những í chính sau:

- Bức tranh sông nước tràng giang mênh mông, bát ngát, mang đậm màu sắc cổ điển, “sóng gợn” buồn, “thuyền về nước lại” gợi lên một niềm chia phôi “sầu trăm ngả”. Một cành củi khô bé nhỏ, trôi nổi trên tràng giang gửi gắm ưu tư về thân phận con người. Nhà thơ như thấu cảm được sự nhỏ bé, cô đơn giữa không gian rộng lớn.

- Không gian càng mênh mông, vắng lặng với “lơ thơ cồn nhỏ”,“gió đìu hiu”; âm thanh tiếng “chợ chiều”, một tiếng vọng nào từ “làng xa” càng làm tăng thêm sự tàn tạ, vắng vẻ. Nhà thơ đứng giữa không gian mà cảm nhận thời gian và cảm nhận đến tận cùng cái hun hút, thẳm sâu, mênh mông của đất trời, vũ trụ.

- Cảnh đôi bờ rất đẹp nhưng vẫn thấm sâu một nỗi buồn xa vắng.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”,

“lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

gợi liên tưởng đến những kiếp người lưu lạc trên dòng đời. Khát khao giao cảm với cuộc đời nhưng không tìm thấy tín hiệu kết nối nên nỗi buồn càng thấm sâu hơn.

- Cánh chim chở nặng “bóng chiều” đang “nghiêng cánh nhỏ”. Cánh chim nhỏ nhoi tương phản với bầu trời bao la, với lớp lớp núi mây bạc nhằm đặc tả nỗi buồn cô đơn . Với Huy Cận, chiều nay trên tràng giang, nỗi nhớ quê nhà càng nhân lên thấm thía: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

+) Trong bài văn cần nêu rõ những nghệ thuật mà Huy Cận nêu trong thơ:

- Cách liên tưởng, so sánh độc đáo.

- Các chi tiết nghệ thuật được chọn lọc tinh tế.

- Ngôn ngữ hàm súc cổ điển.