Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 30
Điểm GP 4
Điểm SP 23

Người theo dõi (21)

Đang theo dõi (21)


Câu trả lời:

câu 1 : Chắc hẳn ai cũng từng nghe câu thơ nổi tiếng: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Hoa sen là loài hoa đặc trưng của dân tộc Việt Nam, chính vì vậy khắp mọi nơi, cả ở vùng nông thôn hay chốn thành thị đông đúc cũng có những đầm sen rất đẹp. Và không phải đâu xa, gần nơi em ở cũng có một đầm sen đẹp như thế.

Đầm sen của xóm em không rộng lắm, nhưng sen mọc rất dày. Sen thuộc loài thân mềm. Đầm sen thường rất nhiều bùn, tuy vậy nhưng mặc dù nằm sâu tận dưới đáy bùn nhưng ngó sen vẫn trắng tinh, ngó sen có vị ngọt mát vậy nên là một món ăn rất ngon vào mùa hè. Thân của loài cây này rất mềm, rỗng bên trong nên rất dễ gãy. Lá sen có màu xanh và khá to, hình dáng gần như là hình tròn, và có một tính chất đặc biệt là không thấm nước giống như lá của cây khoai môn. Những hạt mưa rơi xuống trôi tuột và đọng lại ở giữa lá, lá sen có rất nhiều đường gân mọc đều thành một khung hình tròn. Hồi bé mỗi khi trời mưa, chạy mưa chạy qua đầm sen ngắt vội một lá chụp lên đầu, lá sen trở thành chiếc ô nhân tạo của chúng em.

Chắc ai cũng biết cốm lúa mới thơm ngon, người ta làm cốm và cũng dùng lá sen để gói lại. Hoa sen thường nở vào cuối mùa hạ và đầu mùa thu, mùa thu mùa tựu trường cũng là lúc hoa sen nở, mỗi khi đi học ngang qua đó là một lần được ngắm vẻ đẹp của cả đầm sen. Hoa sen có nhiều cánh, khi chưa nở thì chụm lại, lúc nở thì xòe rộng ra, để lộ nhị vàng bên trong. Hoa sen có hai loại: hoa sen trắng và hoa sen đỏ nhưng không phải là đỏ tươi mà gần giống như màu mận chín. Hoa sen trắng mang một vẻ đẹp tinh khiết, tao nhã, còn hoa sen đỏ mang một vẻ đẹp đậm đà. Hoa sen có mùi thơm thoang thoảng, còn có một thức uống được xem như là đặc sản mà có sự góp phần của hoa sen đó là “chè sen” hay chính là chè ướp với cánh hoa sen. Loại chè này uống rất thơm và ngon được dùng làm quà biếu trong những ngày lễ tết.

Được một thời gian, hoa sen tàn, những cánh hoa rụng hết, phần nhị bên trong dần dần hình thành bát sen, đúng như tên gọi bát sen thật giống một cái bát, bên trong cái bát ấy là hạt sen. Hạt sen ăn cũng rất ngon, đồng thời còn được sử dụng trong các món chè, để kho với thịt và cũng là một vị không thể thiếu của thuốc bắc. Những lần đi học về sớm, chúng em rủ nhau xuống ngắt hoa sen về cắm bình để ở nhà, mặc dù biết là việc này xóm em cấm nhưng vẫn ngắt trộm. Đầm sen thường rất sâu nên chúng em chỉ dám bẻ những bông hoa ở gần bờ mà không dám ra xa vì sợ nguy hiểm. Xem trong ti vi người ta muốn lấy hoa sen phải có thuyền, một người trèo thuyền và một người bẻ hoa. Hoa sen cũng giống như rất nhiều loài hoa khác chỉ có mùa riêng của nó, hêt mùa, thường là vào mùa đông đầm sen lụi dần chỉ còn những thân cây khô nhô lên mặt nước. Ai cũng nhớ và mong sớm qua mùa đôn, đến mùa xuân ấm áp để những lá sen đầu tiên ngoi lên khỏi mặt nước và tiếp tục một mùa sen mới.

Đầm sen thật đẹp, đẹp từ lá sen đến hoa sen rồi bát sen, lá và bát sen màu xanh như làm nền cho những bông sen trắng nổi lên như một bức tranh thật hài hòa về màu sắc. Nhớ tới loài hoa này không ai có thể quên những câu thơ này:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

câu 2 :

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

câu 3 :Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian.

Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc. Dưới gốc cây đa già sừng sững, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Ngỡ rằng, đây chính là những thiên thần bé nhỏ, đang chơi đùa trong khung cảnh ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém.

Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất. Cuối cùng, bạn nam lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc.

Thật sung sướng! Khi nhận được danh hiệu mà các bạn yêu thích tăng cho đó là: “quả cầu thần”. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những cuốn sách lí thú. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước. Với những “nhà thơ nhí” luôn thả mình vào trong bầu không khí sôi động, hồn nhiên, để có thể nảy ra những vần thơ chứa chan thi vị. Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Vì là một vận động viên điền kinh, nên bảo luôn là một “đối thủ” đáng gờm.

Chẳng vậy, mà bạn nào bạn nấy cũng cố gắng thoát khỏi vòng vây của Bảo “vận động viên điền kinh tương lai”. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây phượng vĩ tâm sự về mọi việc mà các bạn cho là lí thú nhất. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Những chùm hoa sữa nở rộ toả hương thơm quyến rũ, dù chỉ với bông hoa li ti, trắng muốt. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười với đàn em thơ đang nô đùa.

Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng. Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.

câu 4 : "Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

câu 5 :

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.

Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu“cạc… cạc” ầm ĩ. Chị mái mơ “cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo“ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá!

Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.

câu 6 :

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau đế lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đâ rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạv chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập trong cuộc sống.


câu 7 :

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Bài văn kể về cô giáo của em

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

câu 8 :Ôi! Sôcôla, một cái tên thật ngọt ngào. Đó chính là tên của em bé nhà em. Tên thật của bé ấy là Uyên Vy. Năm nay, bé đã được tròn bốn tuổi. Sôcôla hiện là niềm vui tinh thần nho nhỏ của dì, dượng và gia đình em.
Bé có thân hình khá bụ bẫm và làn da rám nắng làm cho bé trở nên đáng yêu. Đôi gò má bé phúng phính, ửng hồng. Đôi mắt tròn xoe cộng thêm đôi môi nhỏ và chúm chím tạo nên một vẻ đẹp đáng yêu riêng của bé.
Vì là con nít nên Sôcôla rất sôi nổi và cười đùa suốt ngày. Năm bé đã học lớp Chồi! Bé học trường mầm non Sơn Ca. Mỗi ngày đi học, Sôcôla thường không khóc như những em bé khác khi đến trường, bé tỏ ra rất hiếu học nên hay giành lấy chiếc giỏ xách hình chú gấu trên tay dì em như chứng tỏ bé đã lớn rồi làm cho cả nhà phải bật cười trước những hành động ngộ nghĩnh của bé.
Ở nhà , bé thường rất lười ăn, mỗi lần tới giờ cơm, dì em dường như vất vã hơn với bé vì bé hay nhõng nhẽo,làm nũng hoặc chạy trốn.Cả nhà thường hay nói đùa rằng: “Cứ đến giờ cơm là Dì Út như là người lính đánh trận với Sôcôla.”
Bé có sở thích mặc áo hình động vật với quần. Kem là sở thích ăn uống của bé, mỗi lần ăn kem, bé còn muốn được mẹ âu yếm. Không như những đứa bé, trẻ em khác khi làm lỗi bị mắng sẽ òa khóc, Sôcôla khi bị mắng sẽ chọc cười, nịnh nọt làm mọi người nguôi cơn giận.
Đúng là khi mỗi ngày một lớn bé lại càng thay đổi. Bé biết tạo dáng mỗi khi chụp hình, biết cất cặp khi từ trường học trở về và biết làm nhiều điều hơn nữa…
Em rất yêu Sôcôla, có bé trong nhà là cả nhà đầy ắp những tiếng cười đùa vui vẻ. Mọi mệt mỏi đều tan biến sau mỗi buổi học của em cũng nhờ có bé. “Trẻ em như búp trên cành” là một mầm non tươi đẹp của đất nước. Hãy luôn cho các bé ngôi nhà hạnh phúc, đừng để những chuyện không hay của gia đình làm ảnh hưởng đến những mầm non mới của đất nước.

câu 9 : .......

Câu trả lời:

 Những chính trị gia ly khai đầu tiên, cha con Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo cùng với chỉ huy quân đội của họ là Dương Đình Nghệ, đã xây dựng một thể chế tập quyền đầu tiên ở cho người Việt ở nước Việt ở đầu thế kỷ thứ 10. Cải cách hành chính, cải cách chính quyền của Khúc Hạo, kết hợp với chính sách ngoại giao với phương Bắc của Khúc Thừa Dụ là manh nha của một chính quyền độc lập dành cho dân bản xứ.

Vào đầu thế kỷ thứ 10, nhà Đường trở nên suy yếu. Lợi dụng thời cơ này, Khúc Thừa Dụ (?-907), một hào trưởng cư trú lâu đời ở Hồng Châu (Hải Hưng) nổi lên, tự xưng là Tiết độ sứ (906). Nhà Đường bắt buộc phải công nhận sự việc ấy và còn phong thêm tước "Đồng binh Chương sự" cho ông nữa. Sử cũ chép rằng Khúc Thừa Dụ tính tình khoa hòa, nhân ái nên được nhiều người theo về.

Nhà Đường, dù trên danh nghĩa, phong tước và công nhận Khúc Thừa Dụ, nhưng thực chất là không thể kiểm soát được đất Giao Châu nữa. Khúc Thừa Dụ làm chủ đất nước, xây dựng chính quyền tự chủ, khởi đầu cho nền độc lập của nước nhà.

Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ một năm thì mất, con là Khúc Hạo lên nối nghiệp cha được mười năm (907-917). Trong mười năm này, Khúc Thừa Hạo cho sửa đổi các khu vực hành chính, cắt đặt người trông coi mọi việc cho đến tận đơn vị xã, định lại mức thuế ruộng đất và miễn bỏ các lao dịch nặng nề.

Trong khi ấy, tại Trung Hoa, một Tiết độ sứ họ Lưu chiếm lấy vùng Quảng Châu, lập nên nước Nam Hán.

Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối chức Tiết độ sứ. Khúc Thừa Mỹ giao hảo cùng nhà Lương (đã thay nhà Đường làm chủ Trung Hoa). Vua Nam Hán lấy cớ ấy cho quân sang đánh họ Khúc. Khúc Thừa Mỹ không chống cự được, bị bắt đưa về Quảng Châu (930). Quân Nam Hán chiếm đóng thành Đại La.

Kế tục sự nghiệp của họ Khúc là Dương Đình Nghệ (?-937), một người làm quan dưới đời Khúc Thừa Mỹ.

Sau khi Khúc Thừa Mỹ bị bắt, Dương Đình Nghệ dấy binh ở làng Ràng (Dương xá, Thanh Hóa), vốn là quê của ông. Các hào trưởng như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ đem lực lượng của mình gia nhập hàng ngũ của Dương Đình Nghệ.

Năm 931, Dương Đình Nghệ tiến quân đánh thành Đại La, Thứ sử Giao Châu là Lý Tiến chống không lại, chạy về Quảng Châu (Trung Hoa) thì bị vua Nam Hán giết chết. Một toán quân Nam Hán được cử sang để đàn áp quân của Dương Đình Nghệ, nhưng bị đánh tan, phải bỏ chạy về Trung Hoa. Thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ.
Cám ơn các cụ Khúc Hạo và Dương Đình Nghệ, đã tạo ra quyền tự chủ cho đất nước