Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 97
Điểm GP 2
Điểm SP 51

Người theo dõi (5)

nguynthihuong
nguyen quang huy
Nguyet

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1)Trong câu văn sau : " Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh " có mấy phó từ ?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

2) Từ nào dưới đây không phải là từ láy ?

A. Lâm thâm B. Nằng nặc C. Ngủ ngon D. Đinh ninh

3) Từ ngữ nào thể hiện phép ẩn dụ trong câu văn sau: " Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén "

A. Vài chiếc nhạn mùa thu

B. Mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén

C. Chao đi chao lại

D.Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại

4) Trong các câu văn sau đây, câu nào sử dụng phép hoán dụ ?

A. Những tàu lá cọ như những chiếc ô xòe rộng

B. Anh ấy đã trở về sau những năm bom đạn

C. Những con trâu hiền lành đang gặm cỏ

D. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá

5) Vị ngữ trong câu :" Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang ." có cấu tạo như thế nào ?

A. Cụm động từ

B. Cụm danh từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm danh từ và cụm tính từ

6) Trong các câu sau đây, câu nào là câu trần thuật đơn?

A. Mặt Trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết

B. Lan đang vẽ còn tôi làm thơ

C. Mẹ có mệt lắm không?

D.Chao ôi đẹp quá !

7) Trường hợp sau đây sử dụng phép tu từ nào ?

" Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền "

A. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

B. So sánh

D. Hoán dụ

8) Câu nào sau đây không phải là câu trần thật đơn có từ " là " :

A. An cho là tôi nói dối

B. Hắn chẳng phải là kẻ lương thiện

C. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất

D. Nhạc của trúc , nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê

Câu trả lời:

Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô; em cảm thấy đất nước Việt Nam ta rất thơ mộng, đẹp đẽ giàu có hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống.

Trên chuyến hành trình từ Nam ra Bắc, điểm đặt chân đầu tiên là Cà Mau vùng đất mũi của Tổ quốc. Nơi đây, dưới ngòi bút của Đoàn Giỏi, hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Tên đất, tên sông cũng mộc mạc, chân chất như con người. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáolà hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang của vùng đất anh chị rừng xanh của người dân nơi đây. Tạm biệt Cà Mau-vùng đất tận cùng của Tổ Quốc hùng vĩ, rộng lớn và hoang sơ, chúng em tiếp tục hành trình đến miền Trung (khúc ruột của Tổ quốc). Chúng em được đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Ngòi bút của nhà văn Võ Quảng đã dựng được bức tranh sống động quá trình người miền Trung vượt thác. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Ta cũng được ngắm cảnh kỳ vĩ của một buổi bình trên đảo qua ngòi bút miêu tả tài tình của Nguyễn Tuân. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người.Chuyến hành trình ngắn ngủi trong bốn tiết học, với những trang viết của các nhà văn, em thấy và cảm nhận được sự trù phú, độc đáo của đất nước Việt Nam ta. Còn con người Việt Nam cởi mở, dũng cảm, khỏe mạnh, hiếu khách, dày dạn kinh nghiệm cần cù lao động. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.