HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng : - Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm. - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...). - Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta. Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/trinh-bay-dien-bien-cua-tran-quyet-chien-tren-song-bach-dang-c81a14271.html#ixzz4fzs6JDDQ
1. Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, thành lập vào thời gian nào?
a) Năm 1989
b) Năm 1990
c) Năm 1991
d) Năm 1992
2. Việt Nam kí và phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc, vào thời gian nào?
a) Năm 1988
b) Năm 1989
c) Năm 1990
d) Năm 1991
3. Hành vi nào dưới đây, thể hiện xâm hại đến thân thể người khác?
a) Giết người
b) Đánh người
c) Gây thương tích
d) Làm nhục người khác
4. Trẻ em lang thang cơ nhỡ, chọn hình thức học tập nào dưới đây là phù hợp?
a) Học theo trường, lớp
b) Vừa học vừa làm
c) Học ở lớp tình thương
d) Tự học
Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ. Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.
Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp. Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em.
(Quê hương em là thành thị)
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Em luôn luôn tự hào về thành phố mang tên Bác Hồ của mình.
Nhà em ở quận Gò Vấp, xưa kia là vùng hoạt động cách mạng của quân dân ta. Ngày nay, hoà bình, thành phố em nói chung và quận Gò Vấp nói riêng rực rỡ đèn hoa, phố xá táp nập xe cộ, buôn bán sầm uất. Thành phố của em có nhiều công viên đẹp như công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ... Thành phố có Nhà Bảo tàng, Dinh Thống Nhất, Cảng nhà Rồng, Thảo cầm Viên. Thànhphố của em còn có nhiều khu công nghiệp sản xuất hàng hoá xuất đi khắp nước. Với hơn tám triệu dân, thành phố em luôn đông đúc, nhộn nhịp xe cộ. Các ngành công nghiệp, thương mại và khoa học kĩ thuật của thành phố tiến bộ trong từng ngày, từng giờ. Ngày nay, đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy nhiều khu chung cư mới xây dựng, đường phố được kiến thiết rộng rãi với nhiều làn xe chạy. Nhiều công viên, nhà hát với cây xanh bóng mát. Hoa không chỉ được trồng ở công viên mà còn được trồng và trang trí trên từng đại lộ.
Thành phố của em đẹp lắm! Em rất yêu thành phố của em.
(Quê hương em là làng biển)
Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung.
Bãi cát trắng nghiêng nghiêng đón sóng biển. Quanh năm, sóng biển vỗ ì oạp, làm nhẵn thín những gò đá nhấp nhô sát mép nước.
Mờ sáng, thuyền đi lưới cá về cập bãi. Dân chài đem cá lên chợ bán. Làng em có ngót hai trăm nóc nhà, có mái nhà khuất sau rặng dừa, bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng cũng được tráng bê tông nhưng cũng có đoạn còn nguyên đường mang cát biển. Trẻ con trong làng đến lớp học gần đó, ở ngay giữa xóm chài. Lẫn trong tiếng sóng biển là giọng đọc bài của đám trẻ, giọng giảng bài của cô giáo. Vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông, lớp học thường được nghỉ và được biến thành nơi dân làng tụ họp. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết.
Mai này đi học xa quê, em sẽ mang theo trong tim mình tiếng sóng biển và làn gió mát của bãi dương bốn mùa lộng gió. Em yêu sao làng biển quê em.
(Quê hương em là vùng đồng bằng miền Nam)
Miệt vườn miền Tây Nam Bộ là nơi em sinh ra và lớn lên.
Quê em có cánh đồng bát ngát cò bay thẳng cánh, có vườn cây ăn trái trải dài, vườn nối tiếp vườn, quả thơm trái ngọt sai lúc lỉu. Đồng lúa vàng xuộm vào mùa lúa chín. Từng xe bò, xe máy kéo chởlúa kìn kịt về sân phơi hoặc về nhà máy sấy. Mùa lúa chín cũng là mùa sầu riêng, mùa xoài. Đường làng ngát hương lúa lẫn mùi xoài ngọt, mùi thơm nồng nàn của sầu riêng. Tiếng nông dân trò chuyện gọi nhau í ới lẫn tiếng xuồng ghe máy chở lúa, chở quả về thành phố. Thấp thoáng trong nắng chiều, trâu, bò từng đàn lững thững về chuồng, tiếng chân chúng gõ móng trên đường làng lẫn trong tiếng gió chiều vi vu thổi. Làng em thật thanh bình và trù phú.
Em yêu quê em, yêu từng mảnh vườn xum xuê cây trái. Quê em giàu và đẹp, người dân. Quê em mộc mạc và siêng năng. Em rất tự hào về miền Nam quê hương em.
(Quê hương em là buôn làng vùng cao)
Em sinh ra ở vùng núi, nơi buôn làng của dân tộc Ba-na cư ngụ.
Quê em là nơi trồng cà phê nổi tiếng của vùng Tây Nguyên. Làng em ở có vài trăm nóc nhà giữa núi đồi và cà phê trùng điệp. Đất Tây Nguyên giàu và đẹp, màu mỡ nuôi cây cà phê và làm giàu cho dân làng. Ở đó, giữa mai hồng, em nghe tiếng chim Kơ-púc hát ríu rít, tiếng cánh của chim đại bàng vỗ từ đâu đó rất xa. Âm trầm của tiếng gió ngàn, tiếng suối róc rách đệm bản nhạc rừng muôn đời êm dịu. Rừng Tây Nguyên bạt ngàn xanh tốt đem lại nguồn lợi lâm sản vô giá cho người dân quê em. Vào mùa cà phê thu hoạch, xe nối xe chở hạt cà phê về phố, đường làng nhộn nhịp tiếng nói của công nhân hái cà phê.
Em rất yêu và tự hào về quê hương Tây Nguyên của em.