Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 1
Điểm SP 1

Người theo dõi (3)

vo le trinh
le ngoc anh

Đang theo dõi (3)


Câu trả lời:

Nói về người nông dân trong xã hội cũ, không thể không nhắc tới tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Ông đã xây dựng nhân vật điển hình là Chí Phèo và Thị Nở để hình tượng hóa những người nông dân sống bần cùng, khổ cực dưới ách thống trị tàn ác của bọn thực dân phong kiến. Bằng lối viết chân thực và ngòi bút sắc xảo, Nam Cao đã mang đến cho người đọc một tác phẩm có giác trị hiện thực vô cùng sâu sắc.

Giá trị hiện thực là những sự thật được phản ánh thông qua nhân vật và những sự kiện mà tác giả đề cập đến. Trong Chí Phèo, Nam Cao đã dựng lên một Chí Phèo với những bước ngoặt đầy nghiệt ngã và một thị Nở xấu đến mức ma chê quỷ hờn, nhưng chính thị lại là người tác động mạnh mẽ đến Chí Phèo. Chí Phèo bị bà ba dâm đãng của Bá Kiến lợi dụng, rồi bị đẩy vào tù. Chí ôm lòng hận thù theo mình suốt những năm tháng tù đày. Ra tù, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, suốt ngày ôm chai rượu say xỉn. Chí đi tới đâu là chửi tới đó. Vô tình, Chí lại rơi vào tay Bá Kiến và làm tay sai đắc lực cho hắn, chuyên đi đâm thuê chém mướn cho hắn. Chí trở nên “nổi tiếng” khiến ai cũng khiếp sợ. Sau đêm vô tình gặp thị Nở bên gốc chuối, hai người đã ở với nhau như vợ chồng. Bát cháo của thị như một ân nghĩa cao đẹp mà cả đời Chí lần đầu tiên được nhận. Nhưng được vài ngày, thị nghe lời bà cô quay lại cự tuyệt Chí. Chí đau khổ và lại rơi vào tuyệt vọng một lần nữa. Trong cơn uất hận, Chí cầm dao đến nhà Bá Kiến giết chết hắn rồi tự tử

Có lẽ nhà văn cũng rất buồn, rất đau khổ khi khái quát số phận nghiệt ngã của người nông dân qua nhân vật Chí Phèo. Là nhà văn, ông không thiếu những ngôn từ hoa mĩ. Nhưng với ông, văn chương chính là nơi để nói lên sự thật chứ không phải đánh bóng sự thật. Chí là một đứa trẻ mồ côi. Chí cũng rất hiền lành, chịu khó làm thuê làm mướn để kiếm sống. Nhưng xã hội bất công và giai cấp gian ác đã không cho Chí được sống yên bình trong kiếp người nông dân. Chí bị đẩy vào tù. Lòng uất hận vì bị tù oan khiến Chí thay đổi tính nết và cả ngoại hình. Chí ra tù với dáng dấp của một thằng “săng đá” và được Nam Cao cảm nhận bằng ba từ “trông gớm chết”. Chí săm trổ, cái mặt cơng cơng, cái đầu cạo trọc lốc, cái răng trắng hếu… Những từ ngữ ấy quá đủ cho ta thấy Chí hiện giờ mang dáng hình của một kẻ “đầu gấu”. Đã thế, Chí còn chìm trong cơn say triền miên. Chí đi tới đâu là chửi tới đó. Nhưng không một ai thèm đáp lại tiếng chửi của Chí. Chí chỉ mong ai đó nói lên một tiếng để Chí biết rằng Chí vẫn được coi là người. Nhưng chỉ có tiếng lũ chó sủa inh ỏi và tiếng trẻ con nô đùa chạy theo trêu ghẹo Chí. Dường như Chí bị loại bỏ khỏi xã hội làm người

Hình ảnh của Chí lúc này là hình ảnh của những người nông dân bị bần cùng hóa như Chí. Họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tới bước đường cùng và đánh mất nhân cách của chính mình. Qua đó, Nam Cao muốn phơi bày tội ác của bọn thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh này. Nếu không bị đẩy vào tù, Chí vẫn là một con người rất lương thiện, hiền lành và chịu khó. Chí vẫn sống với vai trò là một kẻ đi làm thuê làm mướn để tự nuôi thân. Và nếu xã hội không thành kiến với những kẻ ở tù về, có lẽ Chí cũng không phải chìm đắm trong những cơn say, cũng không phải gào thét lên những lời chửi rủa chua ngoa để mong có ai đó đáp lại lời mình, để Chí biết rằng Chí vẫn được coi là một con người thực sự. Nhưng bản chất xã hội lúc bấy giờ quá tàn ác, quá bất nhân. Chí đã trở thành con quỷ dữ, bọn chúng vẫn không tha.

Dù Chí được gặp thị Nở nhưng đó cũng chỉ là một tình huống để Nam Cao dẫn dắt bước chân Chí đến nhà Bá Kiến, giết chết hắn để xóa tan đi phần nào sự phẫn nộ trong lòng. Thị Nở cũng là một nhân vật điển hình cho người nông dân. Dù thị dở hơi, xấu xí, xấu tới mức ma chê quỷ hờn nhưng đó lại là những nét thô sơ nhất của tự nhiên. Tạo hóa đã không ưu ái thị về vẻ bề ngoài nhưng lại đặt vào thị tấm lòng nhân hậu vô cùng lớn lao. Thị và Chí vô tình gặp nhau trong đêm tối. Sau cơn mê về xác thịt, tình yêu trong hai con người bần cùng nhất của xã hội đã nhen nhóm và trở thành ngọn lửa rực sáng. Chí được thị ban tặng cho bát cháo hành mà cả đời Chí cũng chẳng bao giờ dám mơ tới. Chí sống giữa cuộc đời nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên Chí tỉnh táo và cảm nhận được những hương vị của cuộc sống đời thường. Rất giản dị nhưng thật đẹp làm sao. Tiếng chèo thuyền, tiếng chim hót, tiếng mọi người đi chợ nói chuyện với nhau… Những âm thanh ấy ngày nào chẳng có, vậy mà hôm nay Chí mới để ý. Những tình tiết trong cuộc tình ngắn ngủi của Chí đã phản ánh một sự thật về bản chất của người nông dân. Dù họ đã phải trải qua bao cay đắng, nhưng sau cùng lòng lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ là có những lúc nó bị nhấn chìm bởi hoàn cảnh sống. Chính thị Nở đã làm cho bản chất của Chí sống lại. Nhưng cũng lại là thị đẩy Chí vào bước đường cùng thêm một lần nữa khi thị chối từ tình cảm của Chí.

Sự kiện này nói lên một sự thật cay đắng về thành kiến, về quan niệm của dân làng Vũ Đại đối với những kẻ đã bị tha hóa như Chí. Họ nhìn Chí bằng ánh mắt khinh thường và họ không còn coi Chí là người nữa. Dù trước đó thị đã yêu Chí, đã có cảm giảm thinh thích khi khắc đến hai chữ vợ chồng, nhưng vì thị chỉ là người đàn bà ế chồng và dở hơi. Hơn nữa thị lại bị người bà cô của mình quán xuyến. Sự thật đau đớn khi bị người yêu cự tuyệt khiến Chí rơi vào đau khổ tột cùng. Những tưởng cuộc đời từ nay sẽ được yên ấm nhưng bi kịch lại đến. Chút hi vọng mong manh cuối cùng của Chí đã nhanh chóng bị dập tắt bởi thành kiến của xã hội. Lúc này Chí đã quyết định đến nhà Bá Kiến, giết chết hắn rồi tự kết liễu cuộc đời mình.

Bá Kiến và cả gia đình hắn là đại diện cho tầng lớp thống trị tàn ác, bất nhân. Chính bọn chúng đã lợi dụng những người nông dân lương thiện như Chí, biến họ trở thành con quỷ dữ và không còn cơ hội được quay trở lại làm người nữa, khiến họ phải đi vào ngõ cụt và tận cùng là cái chết. Nhưng một kẻ liều lĩnh và đã trải qua quá nhiều biến cố như Chí, cái chết không còn là nỗi sợ hãi nữa. Chí chết nhưng trước khi chết, Chí muốn kéo theo cả kẻ đã làm mình ra nông nỗi này.

Còn thị, dù thị dở hơi, nhưng khi Chí chết thị vẫn đủ tỉnh táo để nhìn xuống bụng và nghĩ đến một cái lò gạch bỏ hoang. Nam Cao không viết tiếp nhưng người đọc vẫn hiểu ý định của thị. Và đứa con trong bụng thị sẽ là một Chí Phèo con. Cuộc đời người nông dân vẫn còn nhiều người phải khổ. Chí Phèo chết chưa phải là đã hết. Bá Kiến chết cũng vẫn còn Lý Cường. Thậm chí hắn còn lạnh lùng và ác độc hơn Bá Kiến. Quá dễ dàng để Nam Cao viết lên cái kết có hậu nhưng ông trân trọng sự thật, và ông cũng muốn phơi bày sự thật về xã hội đương thời để người đọc thấy rằng cuộc sống người nông dân rất khổ cực. Họ vừa phải đương đầu với cuộc sống mưu sinh, vừa phải gồng mình lên gìn giữ lấy nhân phẩm của mình. Nhiều người đã gục ngã trước hoàn cảnh, lâm vào con đường tội lỗi và bị tha hóa nhân cách như Chí.

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình và những lời văn chân thực, giàu cảm xúc, nhà văn đã bày vẽ lại cuộc sống thực tế của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Đồng thời ông cũng vạch tội bọn thực dân phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người nông dân vào cảnh sống lầm than. Chúng không những bóc lột tiền bạc, sức lao động cảu dân nghèo mà còn trà đạp lên tâm hồn và nhân cách cao cả của họ, biến họ thành những con quỷ dữ giữa cuộc đời.

Câu trả lời:

Tôi là một người bạn vô cùng thân thiết của con người, đặc biệt là đối với các bạn học sinh, tôi giúp cho các bạn học sinh học tập tốt hơn và mở rộng được hiểu biết cũng như kích thích trí sáng tạo của các bạn. Có thể nói tôi có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập ấy, các bạn đã đoán ra tôi là ai chưa nào? Đúng vậy, tôi là một cuốn sách trong vô vàn những cuốn sách phục vụ cho mục đích học tập của các bạn học sinh. Tôi đã từng hào về vai trò cũng như vị trí của mình, nhưng giờ đây tôi vô cùng buồn bã và thất vọng vì tôi không còn được sử dụng đến, bởi tôi chỉ là một cuốn sách bị bỏ quên.

Tôi vốn là một cuốn sách giáo khoa ngữ văn lớp chín tập một, chúng tôi được con người sản xuất hàng loạt để phục vụ cho mục đích học tập của các bạn học sinh trung học. Chúng tôi được những nhà giáo dục ghi chép vào đó rất nhiều những kiến thức bổ ích và quan trọng đối với việc học của các bạn học sinh, đó không chỉ là những văn bản hay mà đó còn là những bài tập làm văn, những tiết tiếng việt đầy lí thú. Chúng tôi đều vô cùng tự hào vì diện mạo và cả nội dung của mình, bởi chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ mang đến rất nhiều những kiến thức quan trọng có thể giúp các bạn học sinh cuối cấp thi lên cấp trung học phổ thông một cách thuận lợi và suôn sẻ.

Chúng tôi được sản xuất tỉ mỉ, chau chuốt qua từng công đoạn, diện mạo khi chúng tôi được hoàn thành khiến tôi vô cùng vừa ý. Thời khắc mà chúng tôi mong mỏi nhất đó chính là khi chúng tôi được các bạn học sinh mua về, được sử dụng và phát huy những vai trò mà chúng tôi tự hào nhất về mình. Không phụ lòng mong mỏi của tôi, bày lên giá sách chưa lâu thì tôi được mua về và trở thành một người bạn thân thiết của một bạn học sinh dễ thương.

Tôi cùng bạn nhỏ đi học, cùng bạn làm bài tập và cùng bạn học sinh trải qua rất nhiều những tiết học ngữ văn đầy say mê, lí thú. Bạn học sinh cũng rất chăm chỉ và thông minh, không những vậy, bạn còn là một người biết giữ gìn và cẩn thận. Tôi được bạn đối xử rất nhẹ nhàng, vì vậy mà dù đến cuối học kì một thì tôi vẫn còn mới nguyên. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nỗi buồn lại tới. Kết thúc học kì một cũng có nghĩa tôi sẽ không thể tiếp tục theo bạn học sinh đến trường, không được ngày ngày kề cận mà tôi trở nên cô đơn, lẻ loi khi bị cất lên giá sách cao.

Đó chính là khoảng thời gian tôi buồn bã và cô độc nhất, ngày ngày tôi chỉ nằm nguyên một vị trí, bên cạnh là những người bạn hoàn toàn xa lạ, chúng tôi không có tiếng nói chung nên không thể có những đối thoại thân thiết. Tôi chỉ biết nằm đấy mà suy nghĩ về những kỉ niệm tươi đẹp đã qua.Tôi cũng rất vui vì đã mang lại cho bạn học sinh nhiều kiến thức, góp phần mang đến một kết quả học tập tốt cho bạn nhưng nỗi buồn bị bỏ quên giờ đây cứ xâm chiếm làm cho tôi cả ngày chìm trong buồn bã, thất vọng.

Trước khi đến tay bạn học sinh, tôi vẫn ôm ấp nhiều mơ mộng, mong muốn đồng hành cùng các bạn học sinh trong những tiết học, bổ trợ cho các bạn về kiến thức. Tôi rất tự hào về mình mà chưa nghĩ đến thờ gian mà chúng tôi sẽ bị lãng quên như thế này. Khi những vai trò và công dụng của tôi không mang lại điều gì cho con người nữa thì dù có giá trị đến mấy thì chúng tôi cũng chỉ là những cuốn sách vô dụng. Đó là điều tồi tệ và khủng khiếp nhất đối với những cuốn sách như chúng tôi, không giá trị, không được coi trọng, tồn tại như một dạng trưng bày đầy xáo rỗng.

Ngày ngày tôi vẫn chứng kiến cô chủ nhỏ của mình chăm chỉ học hành, tôi cũng thấy vui lắm, nhưng buồn một nỗi đó chính là mình không còn giúp ích gì cho cô chủ nhỏ ấy nữa, bên cạnh hỗ trợ cho cô chủ nhỏ giờ đây là một người bạn đồng hành mới, đầy thú vị và chứa đựng nhiều kiến thức bổ ích hơn. Có lẽ tôi sẽ mãi nằm đó nếu như không có ngày ấy, đó là khi tôi được cô chủ nhỏ mang đi quyên góp cho những trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Lúc đầu tôi thoáng buồn và có cảm giác bị bỏ rơi, nhưng cuộc sống mới ở đây khiến cho tôi vô cùng thích thú, bởi tôi có thể mang đến kiến thức cho những bạn nhỏ nghèo không có tiền mua sách, tôi thấy được giá trị đã mất của mình nên tôi vui lắm. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ của con người mà tôi rất tâm đắc:

“Sách cũ người ta đọc thấy mê

Li kì hấp dẫn lệ đầm đề

Hỏi thăm sách cũ xưa của bạn

Cũ bao ngày tháng? Vẫn còn mê?

Đến giờ tôi chợt nhận ra một điều rằng mình sẽ không bao giờ bị lãng quên khi con người còn muốn học hỏi, tìm tòi những điều mới lạ. Cuộc sống và số phận của những cuốn sách chúng tôi cũng có những thăng trầm , nhưng quan trọng nhất là chúng tôi đã làm được gì, mang lại những giá trị gì cho con người hay sao. Bởi vậy tôi sẽ không buồn mà hết mình cống hiến sao cho sự tồn tại của mình trở nên ý nghĩa nhất.

Câu trả lời:

-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.
Diễn biến :
- Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nươc` tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 193, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản. Chính phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
Hậu quả :
- Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
- Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu.