Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 34
Điểm GP 1
Điểm SP 13

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)

Ngố ngây ngô
Thúy Vy

Câu trả lời:

Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh Mặt trời. Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn]xem thảo luận. Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời gọi là đường hoàng đạo. Trên đường hoàng đạo có các điểm đặc biệt là : điểm cận nhật, điểm viễn nhật, điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân, điểm đông chí. Góc giữa điểm cận nhật và điểm xuân phân hiện nay khoảng 77° (mỗi năm góc này giảm khoảng 1'02"). Quan sát từ Trái Đất, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ(kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 3 giờ 33 phút.[1]

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng làngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[1][2]

Trường hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất tạo ra điểm Lagrange, nơi được cho là cân bằng hấp dẫn

Quyển Hill (đặt theo tên nhà thiên văn học người Mỹ George William Hill) là quyển (vùng không gian) tầm ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Trái Đất, có bán kínhkhoảng 1,5 Gm (hay 1.500.000 km).[3][n] Đây là khoảng cách lớn nhất mà lực hấp dẫn của Trái Đất có thể thắng được lực hấp dẫn của Mặt Trời và các hành tinhkhác. Các vật thể phải quay quanh Trái Đất trong khu vực này, hoặc chúng không bị trói buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

Trái Đất, cũng như toàn bộ hệ Mặt Trời nằm trong dải Ngân Hà, quay quanh tâm của Ngân Hà với khoảng cách 25.000-28.000 năm ánh sáng, với vận tốc khoảng 220 km/s, với chu kỳ khoảng 225-250 triệu năm. Hiện nay nó nằm ở vị trí cách phía trên mặt phẳng xích đạo của Ngân Hà khoảng 20 năm ánh sáng, trong nhánh xoắn ốc Orion.[4]

Câu trả lời:

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I VẬT LÝ 6

I. LÝ THUYẾT

1. Đơn vị đo độ dài là : mét (m), cm, mm, km

2. Đơn vị đo thể tích là : Mét khối (m3), lít, cm3

3. Lực tác dụng:

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật khác ta nói vật tác dụng lực lên vật kia.

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều ( đặt vào cùng một vật)

4. Trọng lực

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N.

- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

5.Lực đàn hồi

- Khi lò xo biến dạng thì nó tác dụng lực lên vật tiếp xúc với hai đầu của nó. Lực này gọi là lực đàn hồi

- Đặc điểm của lực đàn hồi

+ Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

+ Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực

6.Lực kế, trọng lượng và khối lượng

- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực

- Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật là lượng chất chứa trong vật đó. Đơn vị kg

- Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?

Câu 2. Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.

a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?

b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?

Câu 3. Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?

Câu 4. Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi cuội vào quả bóng bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi cuội vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ngang vạch 275 cm3. Sau đó, người ta lại thả hòn sỏi (đã tháo khỏi quả bóng) vào bình chia độ thì mực nước ở ngang vạch 245,5 cm2. Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn.

Câu 5. Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 6. Phát biểu và viết công thức tính trọng lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 7. Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau

Chất

Khối lượng riêng (kg/m3)

Chất

Khối lượng riêng (kg/m3)

Nhôm

2700

Thủy ngân

13600

Sắt

7800

Nước

1000

Chì

11300

Xăng

700

Hãy tính:a. Khối lượng và trọng lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?

b. Khối lượng của 0,5 lít xăng?

Câu 8: Từ bảng trên tính:

Trọng lượng riêng của nước, thủy ngân, sắt. Trọng lượng riêng của 0.5 lít xăng.

Câu 9: Có mấy loại máy cơ đơn giản? Nêu một số ví dụ

Câu 10. Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? lấy ví dụ minh họa?

III. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là

A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ.

C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.

Câu 2. Độ chia nhỏ nhất của thước là

A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

Câu 3. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là

A. m B. cm C. dm2 D. mm

Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ

A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp.

C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp.

Câu 5. Đơn vị đo lực là

A. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. niu tơn.

Câu 6. Trọng lượng của một vật là

A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật.

Câu 7. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy.

Câu 8. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng?

A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy

C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo.

Câu 9. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên bi là:

A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay.

B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi.

C. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay.

D. Lực đẩy của tay.

Câu 10. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là

A. quả nặng bị biến dạng.

B. quả nặng dao dộng.

C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm.

D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm.

Câu 15. Giới hạn đo của bình chia độ là

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình. B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được. D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Câu 16. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?

A. Lực tác dụng lên vật đang rơi. B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.

C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.

Câu 17. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?

A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.

B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.

Câu 20. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là

A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3

Câu 21. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là

A. ca đong và bình chia độ. B. bình tràn và bình chứa.

C. bình tràn và ca đong. D. bình chứa và bình chia độ.

Câu 22. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?

A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.

C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99. D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg

Câu23. Lực có đơn vị đo là: A. kilôgam B. mét vuông C. niutơn D. lực kế

Câu 24. Lực đàn hồi xuất hiện khi

A. lò xo nằm yên trên bàn B. lò xo bị kéo giãn

C. lò xo được treo thẳng đứng D. dùng dao chặt một cây gỗ

Câu 25. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?

A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện.

C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái.

Câu 26. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?

A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.

Câu 27. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng

A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

B. chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. chông làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 28. Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận không đúng là

A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

B. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng

C. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Câu 29. Đơn vị của khối lượng riêng là

A. kg/m2. B. kg/m. C. kg/m3. D. kg.m3.

Câu 30. Để xác định khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng

A. một cái cân, một lượng nước thích hợp, một bình tràn.

B. một cái lực kế, một lượng nước thích hợp, một bình chứa.

C. một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp, một bình tràn.

D. một cái cân và một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp.

Câu 31. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng

A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa.

C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Câu 32. Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của sỏi, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g. Khối lượng của sỏi là A. 200g B. 215g C. 15g D. 185g

Câu 33. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là

A. 0,45N B. 4,5N C. 45N D. 4500N

Câu 34. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là

A. 1000 N/m3 B. 10000N/m3 C. 100N/m3 10N/m3

Tags: nobi nobita