Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 1
Điểm SP 9

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 11

Câu hỏi:

đọc đoạn trích trả lời câu hỏi

(1)Đôi cánh của chim ưng bẩm sinh không hề cứng rắn, khỏe mạnh, chim ưng mẹ sẽ dùng mỏ bẻ gãy cánh chim non, trong giai đoạn đó, đúng là nó sống không bằng chết. Sau một khoảng thời gian, xương cánh tăng sinh từ chỗ gãy sẽ to khỏe hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, còn chưa kịp bình phục hẳn, chim mẹ sẽ lại đẩy chim non vẫn còn đang run rẩy khiếp sợ xuống dưới vách núi, có con ngã mà chết, có con ráng chịu đau vỗ cánh bay lên, do vỗ cánh trong đau đớn, nên xương cánh ngày càng khỏe mạnh hơn. Trong suốt 40 năm sau đó, chim ưng lại ngạo nghễ vô song, gần như không có địch thủ. Câu chuyện này minh chứng cho người bình thường làm chuyện phi thường!

(2)Dù bạn không phải là chim ưng, nếu có thể trải qua quá trình lột xác ấy , sớm muộn gì bạn cũng sẽ thành chim ưng ! Nếu bạn đã là một con chim ưng mà hiện tại chưa có khoảng trời ao ước thì xin tặng bạn một câu ngạn ngữ của Nga :"Chim ưng có thể bay thấp như gà, nhưng sẽ không như vậy mãi mãi "! Khalil Gibran đã từng nói rằng "cuộc sống là tối tăm, trừ phi được khích lệ , khích lệ mà mù quáng trừ phi có tri thức;Tri thức là uổng phỉ, trừ phi có lao động"

1) chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn

2)phân thích mặt tích cực và tiêu cực trong cách rèn luyện con của chim ưng mẹ

3)Đâu là hình ảnh tương phản với chim ưng ? Cặp hình ảnh tương phản này biểu tượng cho những loại người nào?

4)giải thích câu ngạn ngữ của Nga ;"Chim ưng có thể bay thấp như gà, nhưng sẽ không như vậy mãi mãi "!

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 11

Câu hỏi:

Đề 1 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Nhớ linh xưa:
.....Nào đợi ai đòi bắt , phen này xin ra sức đoạn kinh; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi , chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

1.Phân tích ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của từ cui cút .Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm nào ở những nông dân cần giuộc trong chi tiết :Chưa quen cung ngựa , đâu tới trường nhung , tập khiên, tập súng, tập mác,tập cờ, mắt chưa từng ngó.
2.Khi quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ông, trong người nông dân có những chuyển biến nào? Phân tích biện pháp tu từ trong câu sau:"trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"
3. nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với những người nông dân nghĩa sĩ trong văn bản
Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó .
Vì ai khiến quan quân khó nhọc ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.

Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ
1.Nêu các ý chính của văn bản
2.Các câu văn in đậm trong văn bản mang âm điệu gì?
3.Các câu văn"Sống làm chi ... rất khổ" là lời của ai, nói về điều gì? Phân tích ý nghĩa của cấu trúc cú pháp: Sống làm chi ..... thấy lại thêm/nghe càng thêm. Thà ... hơn
4.Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị về câu tục ngữ :Chết vinh còn hơn sống nhục