Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.
a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục(14) đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
– Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Giải thích tình huống gây cười của câu chuyện vui sau :
Một anh công tử có tính hay kiêng, cùng chú hầu về kinh đô để thi cử làm quan.
Chú hầu có chiếc khăn quấn đầu, dọc đường bị gió thổi rơi xuống đất nhiều lần, cáu lắm nên nói:
- Sao cứ rớt hoài như vậy!
Anh kia nghe vậy liền mắng:
- Đi thi chỉ sợ mỗi tiếng ‘rớt’ mà mày cứ nói ‘rớt’ mãi!
Chú hầu làm thinh. Ði một đoạn, chiếc khăn lại rơi xuống đất. Lần này, chú tức lắm, buộc chặt lên đầu và nói:
- Lần này tao cột chặt rồi, có đi tới kinh cũng “không đậu” nữa.
Cho cho tam giác nhọn ABC. 2 đường cao BE và CF giao nhau tại H.
a) Chứng minh tam giác ABE đồng dạng với tam giác ACF và AF*AB= AE*AB
b) Chứng minh góc ACB=góc AFE
c) Chứng minh BH*BE+CH*CF=BC2
d) Kẻ AH vuông góc với BC tại D. Chứng minh \(\dfrac{HD}{AD}+\dfrac{HE}{BE}+\dfrac{HF}{CE}=1\)