HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào không làm thay đổi tần số tương đối của các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ?
A. Đột biến
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D.Di- nhập gen
ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây có hai loại kiểu hình là thân cao và thân thấp.Trong một phép lai giữa cây thân cao thuần chủng với cây thân thấp thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây thân cao. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 56,25% cây thân cao : 43,75% cây thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 3 loại kiểu gen.
II. F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
III. Ở F2 số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 25%.
IV. Ở F2 số cá thế có kiểu gen giống F1 chiếm tỉ lệ 25%.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Khi ta làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng, đại lượng nào sau đây là không đổi? (Trong đó n là số phân tử trong một đơn vị thể tích)
A. p/T;
B. n/T;
C. n/p;
D. n.T;
Cho một dòng khí H2 qua ống chứa 20,8 gam hỗn hợp MgO, CuO đun nóng thu được 1,08 gam hơi nước, trong ống còn lại chất rắn B. Cho B vào 200ml dung dịch HCl 3M, sau phản ứng lọc bỏ phần không tan thu dược dung dịch C. Thêm vào dung dịch C lượng Fe dư thu được 1,12 lít khí ở đktc, lọc bỏ phần rắn thu được dung dịch D. Cho NaOH dư và dung dịch D rồi đun trong không khí cho phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa E. Khối lượng của E là
A. 27 gam
B. 27,1 gam
C. 27,2 gam
D. 27,3 gam