Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 240
Điểm GP 28
Điểm SP 291

Người theo dõi (30)

Vô cảm
Diệp Chi Lê
Boofunny
tranyennhi

Đang theo dõi (8)


Câu trả lời:

Mình cũng là một đứa chuyên văn, nhưng không hẳn là đọc nhiều sách sẽ làm được văn hay, vì đó là một chuyện khác. Thông thường, chỗ mình nếu muốn được giải hsg, hay muốn chứng minh thực lực thì thường là các giáo viên sẽ kì vọng vào khả năng trúng đề nhiều hơn là dựa vào năng lực của học sinh. Nếu về phần cảm thụ, mình chia sẻ một ít về kinh nghiệm của mình ( Mình mạnh về phần đó ).

Đầu tiên, khả năng cảm thụ có thật sự hay hay không thì phần nhiều nó sẽ dựa vào tố chất có sẵn để định đoạt, văn mà. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, không có tố chất thì không thể làm hay được. Tương tự với bạn, lúc đầu mình cũng rất chập chững khi bước vào làm quen với thơ cảm thụ. Nhưng, có lẽ sau hơn 3 năm ngồi trên ghế nhà trường, với riêng môn văn thì một học sinh lớp chín chuyện đó cũng chẳng có gì khó khăn mấy. Mình chỉ mới là học sinh lớp 7, nhưng nói thật ra thì, khả năng cảm thụ của một học sinh giỏi lớp 7 nếu so với một học sinh bình thường lớp 9 thì thật sự ngang ngửa với nhau, tức là trong quá trình đó các bạn hoàn toàn được tiếp thu các cách cảm nhận tương đối cơ bản và hoàn thiện, không đến nỗi khó khăn về cách làm và phần diễn đạt mấy. Vậy, vấn đề cốt yếu ở đây chính là cách hành văn và giọng văn để quyết định, liệu bạn có viết hay hay không. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn về phần diễn đạt thì cũng không sao, bạn chỉ cần làm theo cấu trúc 3 phần, phân tích phổ biến nhất là theo từng cặp thơ ( hai câu một ), dĩ nhiên là không phải trong hoàn cảnh nào cũng thế, nhưng đó là cách cơ bản nhất và phổ biến nhất. Còn về cách viết riêng của bạn, thì quan trọng là bạn xác định được rõ nội dung hay chủ đề của bài viết, đó là cái cốt yếu đóng phần quan trọng trong việc triển khai ý của bạn. Bởi vì, nếu thật sự nắm được nội dung chính thì bạn mới có thể làm chủ được hoàn toàn bài viết của mình, từ đó triển khai và bám vào ý của bài để viết. Chủ đề nhiều nhất được bàn đến trong việc cảm thụ có lẽ là thơ, bởi vì thơ thường nhiều đặc điểm trữ tình, biện pháp nghệ thuật. Điều đầu tiên nhất thiết bạn phải đánh được vào hai yếu tố chính : Nội dung và nghệ thuật. Ngôn từ của bạn có thể không được phong phú lắm ( ngôn từ thường đóng vai trò lớn trong việc xác định tính mượt mà của bài viết ) nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm được những từ tương đồng với ngôn ngữ họ dùng, hay tập trung sử dụng những từ ngữ có tác dụng xoay quanh hoặc miêu tả nội dung, chủ đề của bài thơ. Như vậy, bài viết của bạn sẽ mang tính giàu cảm xúc hơn rất nhiều. Mình thường sử dụng những cách đó, thực sự nó đem lại một hiệu quả lớn rất nhiều (thường trong những kì thi mình đạt gần như tuyệt đối điểm cảm thụ). Bạn có thể lấy những lời thơ tương đồng, càng sát đề càng tốt, để làm nổi bật nội dung, càng xoáy sâu càng tốt vì đó chính là nút thắt làm cho bài viết sâu sắc hơn. Và, bạn có thể tham khảo một số tài liệu, nhưng đừng quá phụ thuộc vào sách vở nhiều quá, nó sẽ làm mất đi khả năng sáng tạo và tự lập của bản thân bạn. Ngoài ra, việc rèn luyện cho mình một vốn thơ phong phú cũng rất giúp ích cho bạn trong việc liên hệ đấy ! Vậy, ngoài những kĩ năng làm bài cơ bản thì trên đây là một trong số những yếu tố có thể giúp bài viết của bạn sâu sắc, mềm mại hơn nhé !

T.B : Một số ít những chia sẻ của một học sinh chuyên văn 7.