Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 4
Điểm SP 15

Người theo dõi (6)

Đang theo dõi (2)

Nguyễn Huy Tú
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

Nhiều năm học đã qua đi nhưng em vẫn nhớ đến các thầy cô giáo dạy ở trường Tiểu học Ý Yên, Nam Định. *

Trong số đó, có một cô giáo rất dịu dàng, chăm sóc em, đó là cô Tâm, dạy em ở năm lớp ba.

Cô không cao nhưng trông rất cân đối trong bộ áo dài trắng điểm xuyết vài bông hồng trước ngực và trên tà áo. Mái tóc đen nhánh làm nổi bật khuôn mặt trái xoan và cặp kính cận của cô. Cô chừng ngoài hai mươi tuổi nên trông cô trẻ đẹp duyên dáng. Dáng đi của cô thể hiện thói quen nghề nghiệp nên rất thong thả, đĩnh đạc.

Đôi mắt đen lay láy của cô luôn chứa ẩn một sức sống trẻ trung qua ánh nhìn trìu mến, vui tươi đối với từng học sinh. Đôi môi đỏ như cánh hoa hồng luôn sẵn sàng nở một nụ cười duyên với chiếc răng khểnh. Giọng nói của cô biến tất cả những cảnh vật, con người văn thơ trở thành những hình ảnh sống động, nhảy múa trước mắt em. Bàn tay cô trắng, mềm mại, viết từng nét chữ, từng con số rất rõ ràng.

Tính cô thẳng thắn, nghiêm nghị nhưng cũng rất vui tươi. Đối với chúng em, cô luôn tận tâm, tận lực, luôn dìu dắt, dạy dỗ. Ngày ngày, cô giúp chúng em tiếp thu những kiến thức chứa đầy trên những trang vở, giúp chúng em có kiến thức nền vững chắc để đi lên những năm học sau này. Cô luôn giúp đỡ đồng nghiệp và các thầy cô giáo khác cũng sẵn sàng giúp đỡ cô. Mỗi lần đi họp về, bố mẹ em luôn hết lời khen ngợi về thái độ giảng dạy và năng lực của cô. Bố mẹ rất tin tưởng khi biết em đang được cô dìu dắt, nâng đỡ để tìm con đường học tập tốt nhất. Đối với Ban Giám hiệu, cô cố gắng giữ thái độ thân mật, niềm nở nhưng có khoảng cách rõ ràng.

Những kỉ niệm về cô rất nhiều, nhưng dấu ấn đậm đả ấm áp vẫn là lòng quan tâm, săn sóc của cô. Dù không học cô nữa nhưng em luôn mang trong lòng hình ảnh người cô giáo mến yêu, như người mẹ thứ hai của mình.

Tham khảo nha

Câu trả lời:

Truyện Thầy bói xem Voi có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, để lại cho người đọc những bài học quý giá, xen kẽ vào đó là những tiếng cười bởi những tình tiết đặc sắc trong câu chuyện.

  Truyện thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn kể về cuộc xem voi của 5 ông thầy bói mù, cả 5 ông đều chưa biết về con voi như thế nào nhân lúc đó lại có người bảo sắp có voi đi tới mấy ông liền túm tụm lại để xem, do các ông đều bị mù nên không thể nhìn được con voi đó như thế nào mà phải sờ các bộ phận của voi để đoán xem nó có hình thù như thế nào.

Những lời nhận xét của các ông về con voi là khác nhau, dẫn đến nhưng xung đột, tranh luận sâu sắc, dẫn tới cả ẩu đả. Từ những đánh giá một cách phiến diện hời hợt từ bề ngoài của các thầy bói mù đã dẫn đến những lời nhận xét không có tính chất xác thực, mà chỉ mang tính chất hiếm diện hời hợt của cái vỏ bề ngoài của sự vật sự việc. Vì vậy qua câu chuyện này muốn để lại những bài học nhân sinh cho người đọc rằng cần nên tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng cần hiểu được những tính chất bên trong của sự vật sự việc chứ không nên chỉ đánh giá khách quan hiếm diện từ bề ngoài sẽ dẫn đến những lời nhận xét sai chưa đúng với bản chất của sự vật.

  Trong truyện 5 ông thầy bói này đều xem voi bằng cách sờ vì cả 5 ông đều bị mù, ông thì sờ vòi, ông thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thày thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Do 5 thầy sờ các bộ phận trên con voi là khác nhau vì vậy những lời nhận xét mà các ông đưa ra cũng là khác nhau. Thầy sờ vào vòi thì nhận xét nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà thì bảo nó chần chẫn như cái đòn càn, thầy xem tai thì khăng khăng khẳng định voi bè bè như cái quạt thóc, thầy xem chân thì khẳng định voi sừng sững như cái cột đình. Cả 5 lời nhận xét đều đúng về từng bộ phận của con voi những đó chỉ là những bộ phận riêng rẽ trên cả con voi chứ không phải là toàn bộ con voi như những lời nhận xét của ông thầy bói nhận xét. Người xưa đã từng có câu trăm nghe bằng bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ quả cũng đúng nhưng các ông thầy bói này lại chỉ sờ vào từng bộ phận bên ngoài của voi, các ông có những lời nhận xét chưa mang tính chất toàn diện mà nó chỉ dựa vào những đặc điểm bề ngoài mà các ông đã sờ thấy. Những lời nhận xét mang tính chất phiếm diện chỉ đúng với những gì ông các ông ấy nhìn thấy.  Câu chuyện ngày càng hấp dẫn với những tình huống đặc sắc và đầy mâu thuẫn khi các ông thầy bói mù này cứ tranh luân để bảo vệ cái ý kiến của mình, xét trên một khía cạnh khi nhận xét về cái vòi thì ông thầy bói đó không hề sai, kể cả thầy bói khi nhận xét về cái ngà cũng vậy nhưng các ông mang những đặc điểm đó để miêu tả toàn bộ con voi thì đó không hề chính xác, đó chỉ là những đặc điểm riêng của con voi. Cuộc tranh luận của các ông ngày càng lên đến đỉnh điểm khi cuộc tranh luận diễn ra ngày càng gay go, ai cũng tranh luận để bảo vệ lời nhận xét của mình đưa ra, cuộc tranh luận đó gây ra những đặc sắc cho câu chuyện bởi những tình huống đó khiến cho người đọc bật cười khi nhưng tranh luận đó đều mang tính chất bề ngoài không toàn diện. Cuộc tranh luân còn dẫn đến những cuộc đẩu thả, tranh cải quyết liệt. Qua câu chuyện này cũng là bài học cho mọi người khi xem xét đánh giá một sự vật sự việc không nên chủ quan chỉ xem xét một khía cạnh mà phải xem xét một cách toàn diện, xem xét những mặt bản chất của sự vật, sự vật để từ đó có những lời nhận xét đúng đắn. Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi đã để lại cho người đọc những tiếng cười đặc sắc bởi tình tiết của câu chuyện rất hấp dẫn, qua câu chuyện này người đọc còn học được nhiều bài học trong cuộc sống thực tiễn. 

Câu trả lời:

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai LíThông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang lừ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sói đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.


 

Câu trả lời:

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Nam nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô…lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.

 


 

Câu trả lời:

Có những chuyến đi khiến cho người đi cảm thấy nhung nhớ khi phải rời xa. Chuyến đi về thăm quê ngoại dịp hè vừa rồi khiến em nhớ mãi. Bởi nó có nhiều kỉ niệm với mảnh đất rất ít khi em có dịp trở về.

Giữa cái nắng mùa hè chói chang, em cùng ba mẹ trở về thăm bà ngoại. Đó là một vùng quê nghèo, nắng gắt, gió Lào cứ rít mạnh lên từng hổi. Nhà bà ngoại nằm bên cánh đồng, trước sân nhà có một cái ao rất to. Buổi tối ra đây hóng gió chắc chắn rất mát.

Khi được sống những ngày yên bình nơi quê nhà, em cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm, không phải lo nghĩ đến chuyện học hành như lúc ở nhà. Em được hòa mình vào thiên nhiên, vui chơi với những đứa trẻ thôn quê mộc mạc, chân chất như vậy. Và cũng từ chuyến đi này em có thêm nhiều người bạn mới mà sau khi về nhà em vẫn luôn nhớ mãi.

ke-ve-mot-chuyen-tham-que-noi-que-ngoai

Kể về một chuyến về thăm quê nội hoặc quê ngoại-Văn lớp 5

Bà ngoại tươi cười hớn hở đón gia đình em. Trưa hôm đó bà và mẹ nấu món canh cá rô đồng thơm ngon tuyệt vời. Em ăn mãi không biết chán. Đây là bữa cơm đầu tiên tại quê ngoại. Ngoại còn bảo sẽ nấu cho em thêm nhiều món mang hương vị đồng quê khác nữa.

Loading...

Buổi chiều hôm đó em theo bác Hai ra đồng bắt cá rô. Vì mùa nước vừa cạn nên cá rô mắc kẹt ở giữa đồng. Em bì bõm lội theo sau bác và hai anh con trai bác. Bùn đất ở vùng quê khiến em có cảm giác gần gũi, thân thuộc đến lạ kì. Mặc dù mặt mũi lẫm lem nhưng em rất thích được lội bùn như thế này. Hôm đó em đã bắt được một con cá rô to bằng bàn tay của trẻ con. Mặc dù công lao không lớn nhưng ai cũng khen em giỏi.

Tối hôm đó có mấy đứa trẻ con trong xóm đến nhà ngoại chơi. Chúng nó mang theo ống bơ đong gạo và rủ em đi bắt đom đóm. Em chưa bao giờ được bắt đom đóm và cũng chưa bao giờ thấy đom đom bay nhiều như thế này trên cánh đồng. Một khung cảnh khiến cho em mê mẩn. Đúng là quê nhà mới có được những điều bình dị những tươi đẹp này.

Từng chú đom đóm nằm ngoan ngoãn trong ống bơ và lần lượt tỏa sáng. Đến sáng hôm sau thì không biết chúng đã kéo nhau đi đâu hết.

Những ngày sau ở quê ngoại, em chơi thân hơn với mấy đứa trong xóm. Chúng nó đi đâu em cũng đòi đi, đi thả diều, đi bắt cá, đi chơi trò trốn tìm, đi chăn trâu…

Ba mẹ vẫn bảo rằng mỗi lần về quê sẽ khiến cho em lớn và hòa đồng hơn. Em vẫn hi vọng sẽ được trở về quê ngoại trong thời gian sớm nhất.

leuleuTham khảo nhé leuleu