Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đăk Lăk , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (8)

ĐA SoÁi TỶ
Nguyễn Mai Anh
thu nguyen

Đang theo dõi (2)


hâm hâm

Chủ đề:

Công dân với kinh tế

Câu hỏi:

Câu 1: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm ............ cho tất cả các hàng hóa trong quá trình trao đổi, mua bán.

A. Giá trị trao đổi B. Thước đo giá trị

C. Phương tiện thanh toán D. Vật ngang giá chung

Câu 2: ......................... hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

A. Giá trị B. Giá trị trao đổi C. Giá cả D. Giá trị sử dụng

Câu 3: Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào?

A. Cung – cầu, giá cả, tiền tệ B. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị

C. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị D. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán

Câu 4: Giá cả hàng hóa trên thị trường nước ta liên tục tăng do nguyên nhân nào?

A. Đầu cơ, tích trữ hàng hóa B. Lạm phát tiền tệ

C. Thiên tai, bão, lụt D. Những cơn sốt hàng hóa ảo

Câu 5: Tôi làm 5 công ruộng lấy lúa bán rồi dùng tiền đó mua lại thực phẩm. Vậy tiền đã thực hiện chức năng nào?

A. Thước đo giá trị B. Tiền tệ thế giới

C. Phương tiện thanh toán D. Phương tiện lưu thông

Câu 6: Lưu thông tiền tệ do yếu tố nào quy định?

A. Giá cả hàng hóa B. Ngân hàng Nhà nước

C. Lưu thông hàng hóa D. Chất lượng sản phẩm

Câu 7: Đặc điểm cơ bản của kinh tế tự nhiên là:

A. Phụ thuộc vào tự nhiên

B. Hình thức sản xuất tự túc, tự cấp

C. Sản phẩm làm ra để thảo mãn nhu cầu

D. Phản ánh trình độ kém phát triển của nền sản xuất

Câu 8: 1 gam vàng mua được 20m2 vải (cùng TGLĐXHCT). Nếu NSLĐ làm ra vàng tăng lên gấp 3 lần. Hỏi 1 gam vàng có thể mua bao nhiêu m2 vải?

A. 120 m2 B. 20 m2 C. 40 m2 D. 60 m2

Câu 9: Tiền giấy ra đời đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Pháp B. Mỹ C. Trung Quốc D. Anh

Câu 10: Đối với người thợ may, đâu là đối tượng lao động?

A. Mẫu áo, quần B. Máy may, kéo, bàn ủi

C. Kim, chỉ, nút D. Vải

Câu 11: Trong các cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào quan trọng nhất?

A. Cơ cấu vùng B. Cơ cấu ngành C. Cơ cấu thành phần D. Cơ cấu khu vực

Câu 12: Những vật phẩm nào sau đây không phải là hàng hóa?

A. Đất đai tự nhiên B. Quần, áo, mùng, mền

C. Nước khoáng (đóng chai) D. Thịt, trứng, sữa, rau, củ

Câu 13: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau là đặc trưng của hình thái giá trị nào?

A. Hình thái tiền tệ B. Hình thái giá trị chung

C. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên D. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

Câu 14: Yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định trong quá trình sản xuất?

A. Lao động của con người B. TLLĐ

C. ĐTLĐ D. Công cụ lao động

Câu 15: Giá cả của hàng hóa là:

A. Do nhà sản xuất quy định

B. Vật mang giá trị trao đổi

C. Hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa

D. Do cung – cầu hàng hóa trên thị trường quy định

Câu 16: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi:

A. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa

B. Giá trị sử dung của hàng hóa

C. Giá trị của hàng hóa

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết

Câu 17: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là gì?

A. Tiền tệ thế giới

B. Giao thương quốc tế

C. Thước đo giá trị

D. Tỷ giá hối đoái

Câu 18: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng lạm phát?

A. Khủng hoảng kinh tế thế giới

B. Giá cả hàng hóa tăng liên tục

C. Tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết

D. Người dân giữ lượng tiền mặt nhiều

Câu 19: Điều kiện nào thì người sản xuất có nhiều lãi?

A. TGLĐCB > TGLĐXHCT B. TGLĐCB = TGLĐXHCT

C. TGLĐCB <= TGLĐXHCT D. TGLĐCB < TGLĐXHCT

Câu 20: Hai thuộc tính của hàng hóa là:

A. Giá trị và giá cả B. Giá trị sử dụng và giá cả

C. Giá trị và giá trị sử dụng D. Giá trị và giá trị trao đổi

hâm hâm

Chủ đề:

Bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu hỏi:

Câu 1: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:

A. Điểm nút

B. Điểm giới hạn

C. Vi phạm

D. Độ

Câu 2: Con người là kết quả và là sản phẩm của:

A. Xã hội B. Giới tự nhiên C. Lịch sử D. Đấng sáng tạo

Câu 3: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ:

A. Quy mô của sự vật hiện tượng

B. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật - hiện tượng

C. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật - hiện tượng

D. Trình độ của sự vật - hiện tượng

Câu 4: Sự biến đổi về lượng dẫn đến:

A. Chất mới ra đời thay thế chất cũ

B. Sự vật cũ đươc thay thế bằng sự vật mới

C. Sự thống nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng B. Tạo ra chất mới tương ứng

C. Tích lũy dần về chất D. Làm cho chất mới ra đời

Câu 6: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của:

A. Các hệ thống thế giới quan B. Triết học C. Phương pháp luận

D. A hoặc B E. A và C G. B và C

Câu 7: Trong cuộc sống em thường chọn cách ứng xử nào sau đây:

A. Dĩ hòa vi quý B. Một điều nhịn chín điều lành

C. Kiên quyết bảo vệ cái đúng D. Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Câu 8: Con người chỉ có thể tồn tại:

A. Trong môi trường tự nhiên B. Ngoài môi trường tự nhiên

C. Bên cạnh giới tự nhiên D. Không cần tự nhiên

Câu 9: Điểm giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là:

A. Điểm đến B. Độ C. Điểm nút D. Điểm giới hạn

Câu 10: Nội dung cơ bản của triết học gồm có:

A. Hai mặt B. Hai vấn đề C. Hai nội dung D. Hai câu hỏi

Câu 11: Để chất mới ra đời nhất thiết phải:

A. Tạo ra sự biến đổi về lượng

B. Tích lũy dần về lượng

C. Tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định

D. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng

Câu 12: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách:

A. Dần dần B. Đột biến C. Nhanh chóng D. Chậm dần

Câu 13: Điểm giống nhau giữa chất và lượng được thể hiện ở chỗ chúng đều:

A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau

B. Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng

C. Thể hiện ở trình độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng

D. Là những thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng

Câu 14: Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào:

A. Lượng của sự vật, hiện tượng B. Quy mô của vật chất, hiện tượng

C. Chất của sự vật, hiện tượng D. Thuộc tính của sự vật, hiện tượng

Câu 15: Heraclit nói: "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" được xếp vào:

A. Phương pháp luận biện chứng B. Phương pháp luận siêu hình

C. Vừa biện chứng vừa siêu hình D. Không xếp được

Câu 16: Mặt chất và lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn:

A. Tách rời nhau B. Ở bên cạnh nhau

C. Thống nhất với nhau D. Hợp thành một khối

E. Cả A, B và C G. Cả B, C và D

Câu 17: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng:

A. Tồn tại bên cạnh nhau B. Tách rời nhau

C. Thống nhất hữu cơ với nhau D. Bài trừ nhau

Câu 18: Khái niệm lượng (của triết học) được dùng để chỉ:

A. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật, hiện tượng

B. Quy mô, số lượng của sự vật, hiện tượng

C. Trình độ, tốc độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng

D. Cả A và B

E. Cả B và C

G. Cả A và C

Câu 19: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách:

A. Tránh không gặp mặt bạn ấy B. Nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn

C. Im lặng là vàng D. Tìm bạn ấy để cãi nhau cho bõ tức

Câu 20: Sự tồn tại và phát triển của con người là:

A. Song song với sự phát triển của tự nhiên

B. Do lao động và hoạt động của xã hội của con người tạo nên

C. Do bản năng của con người quy định

D. Quá trình thích nghi một cách thụ động với tự nhiên