Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lào Cai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 17
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Thành phần gọi – đáp:Nhận biết trong câu nhờ các mối quan hệ giao tiếp, dùng để gọi đáp, có tác dụng duy trì và thiết lập mối quan hệ nằm trong câu liên quan tới nhau. Thành phần này không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa câu nhưng lại giúp người nghe nói hiểu rõ nhau hơn.

Vd:Đạt ơi, cậu lấy giùm tớ chiếc cặp với nhé!

Thành phần phụ chú:Bổ sung các chi tiết cho phần nội dung chính của câu được nổi bật, diễn ra cho mọi người dễ hiểu. Trong câu có các thành phần thêm vào để giải thích ý nghĩa của câu, bổ sung đầy đủ thông tin để làm rõ sự việc.

Vd:Lan – Lớp trưởng lớp 9A, đạt giải nhất môn Toán kỳ thi cấp tỉnh đợt vừa rồi(Lớp trưởng lớp 9A bổ sung ý nghĩa cho Lan)

Thành phần tình thái: Là thành phần được sử dụng trong câu để nhận biết việc người nói thể hiện sự việc trong câu đó như thế nào. Nhấn mạnh lên thành phần được nhắc tới trong câu. Mức độ tin cậy của sự vật, hiện tượng được thể hiện qua sự tăng dần qua việc sử dụng các từ. Ví dụ như hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc chắn,…

Vd:Dường như dạo này cậu tăng cân thì phải, trông xinh xắn hẳn lên đấy.( dường như thể hiên sự không chắc chắn)

Thành phần cảm thán: Nhận biết qua biết người nói bộc lộ tâm lý, tính cách trong câu. Thành lập biệt lập trong câu nhấn mạnh đối tượng, sự việc chính được đề cập tới. Tâm lý của người nói ở đây là vui, buồn, hạnh phúc, tức giận, chán nản, sốc,…

Vd:Chao ôi! trông bạn xinh quá đi thôi( chao ôi thể hiện cảm xúc).

=> Có 4 thành phần biệt lập trong câu.

Mình đã cố gắng thu thập thông tin, tìm hiểu kĩ lưỡng và dựa trên hiểu biết của mình trên lớp onl để trả lời câu hỏi này của bạn !! nếu bạn thấy câu trả lời này có sai xót thì bạn hãy bỏ qua cho mình và góp ý với mình nhé <3