Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lưu học sinh đang ở nước ngoài , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 33
Điểm GP 0
Điểm SP 10

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (8)


Câu trả lời:

mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho mỗi người trong xóm em đầu rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người ai cũng nô nức đi mua sắm Tết. Chiều hôm ba mươi Tết cuối năm, bố em mua về một gốc đào thế thật đep.

Ôi chao, gốc đào này thật đẹp.! Ôn em bảo đây là giống đào Nhật Tân. Nó chắc mới trồng được vài năm thôi nên gốc cây không to lắm, Thân gốc to gần bằng cổ tay của em, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Ấy thế mà, nó đang có sức sống mãnh liệt lắm đấy! Em thấy hình như trong thân cây có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Cái dáng của nó có chiều quằn, chiều lượn. Bố bảo đấy là dáng long, cong cong như con rồng đang bay từ trên đám mây xà xuống mặt đất. Từ thân cây, chia ra các cành nhỏ khẳng khiu, khúc khủy, có vẻ khô cằn, chứa đầy nhựa sống. Trên mỗi mắt đào là bật nhú ra những nụ đào hồng to như những hạt đậu. Kia là những bông đào đã nở, Đào phai năm cánh xếp thành vòng tròn xoay quanh nhụy vàng. Cánh hoa đào mỏng tang như lụa, như cánh bướm non, màu phớt hồng rung rinh trong gió xuân. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. chi đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường.

Câu trả lời:

Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.

Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường ! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này.

Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.

Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.

Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

Câu trả lời:

ra đều dược đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc giải toán rất nhanh. Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.

Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi... Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nạng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đivừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ửởtai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt.

Câu trả lời:

Thê' là hôm nay em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi thân thuộc. Vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỉ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.

Tâm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật. Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinhxắnvà cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn ởtrong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhấc nhở chúng em mau mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và luôn nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.

Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngót hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối bay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch”, em ngã sóng soài, quần áo lấm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt cả bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đấy, em quý áo hơn, lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên nên đã để xảy ra một điều đáng tiếc.

Một hôm nào đó đi học về em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng, hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình và suýt nữa bị mấy roi vào mông nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống màu, mẹ em cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em ra chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay, vì nghịch ngợm quá nên áo em rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình vào chiếc áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như... kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả tốt trong buổi tổng kết hôm nay.

Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đấy lá chiếc thứ bao nhiêu? Rút kinh nghiệm lần

trước, em sẽ giữ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã đổ xương máu để giành lại dộc lập, tự do cho Tổ quốc, cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mình.