Hãy thêm những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm để làm cho đvăn nghị luận sau đây có sức thuyết phục hơn
a. Tế Hanh đã ghi được đôi nét về cảnh sinh hoạt ở quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gâng gũi, cái TG của những tình cảm ta đã trao cho cảnh vật.
b. Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ những nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hoà với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. Hiện tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già. Đối với chúa sơn lâm, rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt. Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù trói buộc, thực tại tầm thường giả dối. Điều đó cũng là khát vọng của một cái “Tôi” đòi giải phóng.
Đọc Chiếu dời đô người dân Việt Nam qua nhiều thời đại vẫn thấy lòng dạt dào cảm xúc. Điều gì ở áng văn này tạo nên hiệu quả đó.