Câu 1: Cho 400 ml dung dịch đồng (II) sunfat 2 M tác dụng hoàn toàn với dung dịch natri hidroxit thì thu được dung dịch A và kết tủa B
a, Tính khối lượng kết tủa thu được
b, Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m
c, Nếu cho lượng đồng (II) sunfat ở trên tác dụng với 160 gam dung dịch NaOH 25%, D= 1,28g/ml. Tính \(C_M\) của dung dịch thu được sau phản ứng
Câu 2: Cho 9,2 gam một kim loại A có hóa trị I tác dụng với khí clo sinh ra 23,4 gam muối. Tìm CTHH của kim loại A
Câu 3: Cho 16,9 gam hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm vào dung dịch axit sunfuric loãng, dư thu được 8,96 lít khí hidro (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng
Câu 1: Một học sinh cho rằng: Trong thí nghiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí song song với kim nam châm
a, Phương án này có hợp lý không? Làm thế nào để biết dây dẫn AB có dòng điện chạy qua hay không?
b, Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử, hãy nêu một phương án đơn giản dùng kim nam châm để kiểm tra pin còn điện hay không
Câu 2: Có hai thanh kim loại giống hệt nhau A và B, một thanh đã bị nhiễm từ (có tác dụng như một nam châm), một thanh không bị nhiễm từ
Nếu không dùng một vật nào khác, làm thế nào để nhận biết thanh kim loại nào đã nhiễm từ?
Bài 1: Cho hàm số y= (m-1)x + 2m-5( \(m\ne1\))
a, Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số trên song song với đường thẳng y=3x+1
b, Tìm m để đồ thị hàm số trên đi qua M(2; -1)
c, Vẽ đồ thị hàm số vừa xác định được ở câu b, tính góc tạo bởi đồ thị hàm số đó và trục hoành (làm tròn đến phút)
Bài 2: Cho hai đường thẳng (d1): \(y=\frac{1}{2}x+2\) và (d2): y= -x+2
a, Vẽ (d1) và (d2) trên cùng một trục tọa độ Oxy
b, Gọi A và B lần lượt là giao điểm của (d1) và (d2) với trục Ox, C chỉ là giao điểm của (d1) và (d2). Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (đơn vị trên hệ trục tọa độ là cm)
Bài 1: Cho các hàm số: \(y=\frac{3}{2}x-2\) ; \(y=-\frac{1}{2}x+2\)
a, Vẽ đồ thị các hàm số trên cùng một mặt phẳng tọa độ
b, Xác định tọa độ giao điểm M của 2 đồ thị hàm số đó
Bài 2: Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn một trong các điều kiện sau
a, Cắt trục hoành tại B\(\left(\frac{2}{3};0\right)\) và cắt trục tung tại C(0;3)
b, Song song với đường thẳng y=2x-3 và đi qua A \(\left(\frac{1}{3};\frac{4}{3}\right)\)
c, Có hệ số góc bằng 3 và đi qua P \(\left(\frac{1}{2};\frac{5}{2}\right)\)
d, Đi qua M(1;2) và N(3;6)