Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 28
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (6)


Nhi Yến

Câu 1: Hệ Mặt Trời bao gồm:

A.   Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó

B.   Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất

C.   Mặt Trời và các vệ tinh chuyển động xung quanh nó

D.   Mặt Trời và 9 hành tinh chuyển động xung quanh nó

Câu 2: Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí thứ mấy?

A.   Thứ 2

B.   Thứ 3

C.   Thứ 4

D.   Thứ 5

Câu 3: Trái Đất có dạng:

A.   hình elip

B.   hình tròn

C.   hình cầu

D.   hình bầu dục

Câu 4: Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu gọi là:

A.   vĩ tuyến

B.   kinh tuyến

C.   xích đạo

D.   đường chuyển ngày quốc tế

Câu 5: Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc được ghi số

A.   180°                  B. 0°                  C. 90°                   D. 60°

Câu 6: Đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uyt thuộc quốc gia nào sau đây:

A.   Anh                 B. Pháp                  C. Đức               D. Liên Bang Nga

Câu 7: Đối diện với kinh tuyến gốc là :

A.   kinh tuyến 90°                           B. kinh tuyến 180°

C. kinh tuyến 360°                          D. kinh tuyến 100°

Câu 8: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây xa Mặt Trời nhất.

A.   Kim Tinh         B. Thiên Vương Tinh        C. Thủy Tinh        D. Hải Vương Tinh

Câu 9: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây gần Mặt Trời nhất.

A.   Mộc Tinh              B. Kim Tinh           C. Thủy Tinh           D. Thổ Tinh

Câu 10: Đứng thứ năm trong hệ Mặt Trời (tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời) và có kích thước lớn nhất là:

A.   Mộc Tinh        B. Hải Vương Tinh      C. Thiên Vương Tinh       D. Hỏa Tinh

Câu 11: Bán kính của Trái Đất là:

A.   6378 km           B. 40076 km           C. 510 triệu km2             D. 149,6 triệu km

Câu 12: Trái Đất có sự sống vì:

A.   có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời

B.   có dạng hình cầu

C.   có sự phân bố lục địa và đại dương

D.   có kích thước rất lớn

Câu 13: Nội dung nào sau đây "không đúng" với vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

A.   Nằm vị trí thứ 3 từ Mặt Trời trở ra

B.   Nằm vị trí thứ 3 từ ngoài vào Mặt Trời

C.   Khoảng cách đến Mặt Trời khoảng 510 tr km2

D.   Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời phù hợp với sự sống

Câu 14: Vai trò của hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả địa cầu là:

A.   xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ

B.   thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ

C.   thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ

D.   xác định được các mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ

Câu 15: Vĩ tuyến bắc là những đường vĩ tuyến:

A.   Nằm bên phải kinh tuyến gốc

B.   Nằm bên trái kinh tuyến gốc

C.   Nằm phía trên vĩ tuyến gốc

D.   Nằm phía dưới vĩ tuyến gốc

Câu 16: Nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?

A.   Khu vực giờ thứ 5                           B. Khu vực giờ thứ 7

C. Khu vực giờ thứ 8                           D. Khu vực giờ thứ 9

Câu 17: Sự lêch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của  chuyển động:

A.   Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

B.   Tự quay quanh trục của Trái Đất

C.   Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất

D.   Tịnh tiến của Trái Đất

Câu 18: Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong thời gian:

A.   một ngày đêm               B. một năm            C. một mùa            D. một tháng

Câu 19: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do:

A.   Trục Trái Đất nghiêng một góc 66°33'

B.   Trái Đất có dạng hình cầu

C.   Trái Đất quay từ Đông sang Tây

D.   Trái Đất quay từ Tây sang Đông

Câu 20: Khi Luân Đôn là 6 giờ, thì ở Hà Nội là mấy giờ (biết Luân Đôn thuộc múi giờ giờ 0, Hà Nội thuộc múi giờ +7)?

A.   5 giờ               B. 9 giờ            C. 12 giờ               D. 13 giờ

Câu 21: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

A.   Sự luân phiên ngày đêm                                               B. Giờ trên Trái Đất

C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể                 D. Hiện tượng mùa trong năm

Câu 22: Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời theo hướng:

A.   từ Tây sang Đông                  B. từ Đông sang Tây

C. từ Bắc xuống Nam                 D. từ Tây Bắc - Đông Nam

Câu 23: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

A.   giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục

B.   giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi

C.   thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục

D.   thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục

Câu 24: Thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt Trời là:

A.   24 giờ                   B. 365 ngày              C. 365 ngày 6 giờ         D. 365 ngày 4 giờ

Câu 25: Vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại vị trí nào sau đây?

A.   chí tuyến bắc           B. chí tuyến nam         C. vòng cực            D. xích đạo

Câu 26: Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa?

A.   Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông

B.   Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

C.   Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng và hướng nghiêng không đổi.

D.   Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

Câu 27: Vào ngày hạ chí, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở vị trí nào sau đây?

A.   Chí tuyến Bắc                                     B. Chí tuyến Nam

C. Vòng cực Bắc                                      C. Xích đạo

Câu 28: Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm

A.   Càng giảm                   B. Tùy theo mỗi nửa cầu

B.   Càng tăng                    D. Khác nhau theo mùa

Câu 29: Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc, vào ngày 22/12 có độ dài ngày đêm là:

A.   Ngày ngắn - đêm dài                       B. Ngày dài - đêm ngắn

C. Ngày - đêm dài bằng nhau               D. Ngày dài 24 giờ

Câu 30: Nhân tố nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa?

A.   Đất                     B. Địa hình                C. Khí hậu            D. Khoáng sản

Nhi Yến

1. Phương án nào sau đây là thông tin?

A.  Các con số thu thập được qua cuộc điều tra dân số.

B.  Kiến thức về phân bố dân cư.

C.  Phiếu điều tra dân số.

D. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số.

2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao.

B.  Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.

C. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.

D. Dữ liệu       chỉ có ở trong máy tính.

3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.

B. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền.

C. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.

D.Dữ liệu chỉ có trong máy tinh, không tồn tại bên ngoài máy tính.

4. Công cụ nào sau đây KHÔNG PHẢI là vật mang tin?

A. Giấy.            B. Cuộn phim.          C. Thẻ nhớ.                  D. Xô, chậu.

5. Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?

A.Có độ tin cậy cao, đem tại hiểu biết cho con người.

B. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.

C. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu.

D. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.

6. Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết.

B. Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị.

C. Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.

D. Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.

7. Dữ liệu trong máy tính được mã hoá thành dãy bit vì

A. Dãy bit đáng tin cậy hơn.

B. Dãy bit được xử lí dễ dàng hơn.

C. Dãy bit chiếm ít dung lượng nhớ hơn.

D. Máy tính chỉ làm việc với hai kí hiệu 0 và 1.

8. Một ổ cứng di động 2 TB có dung lượng nhớ tương đương bao nhiêu?

A. 2 048 KB.                B. 1 024 MB.                                    C. 2 048 MB.                     D. 2 048 GB.

9. Một mạng máy tính gồm

A. Tối thiểu năm máy tính được liên kết với nhau.

B. Một số máy tính bàn.

C. Hai hoặc nhiều máy tính được kết nối với nhau.

D. Tất cả các máy tính trong một phòng hoặc trong một toà nhà.

10. Mạng máy tính KHÔNG cho phép người sử dụng chia sẻ

A. Máy in.                                         B. Bàn phím và chuột..

C. Máy quét.                                      D. Dữ liệu.

11. Phát biểu nào sau đây là SAI?

A.   Trong một mạng máy tính, các tài nguyên như máy in có thể được chia sẻ.

B.   Virus có thể lây lan sang các máy tính khác trong mạng máy tính.

C.   Người sử dụng có thể giao tiếp với nhau trên mạng máy tính.

D.   Người sử dụng không thể chia sẻ dữ liệu trên máy tính của mình cho người khác trong cùng một mạng máy tính.

12. Trong các nhận định sau, nhận định nào không phải là lợi ích của việc sử dụng mạng máy tính?

A.   Giảm chi phi khi dùng chung phần cứng.

B.   Người sử dụng có quyền kiểm soát độc quyền đối với dữ liệu và ứng dụng của riêng họ.

C.   Giảm chi phí khi dùng chung phần mềm.

D.   Cho phép chia sẻ dữ liệu, tăng hiệu quả sử dụng.

13. Thiết bị nào sau đây KHÔNG PHẢI là thiết bị đầu cuối?

A. Máy tính.                 B. Máy in.                               C. Bộ định tuyến.   D. Máy quét.

14. Phát biểu nào sau đây là SAI?

A.   Mạng có dây kết nối các máy tính bằng dây dẫn mạng.

B.   Mạng không dây có thể kết nối ở mọi địa hình.

C.   Mạng không dây không chỉ kết nối các máy tính mà còn cho phép kết nối các thiết bị thông minh khác như điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh,...

D.   Mạng có dây dễ sửa và lắp đặt hơn mạng không dây vì có thể nhìn thấy dây dẫn.

15. Phát biểu nào sau đây KHÔNG CHÍNH XÁC?

A.   Mạng không dây thuận tiện cho những người di chuyển nhiều.

B.   Mạng không dây dễ dàng lắp đặt hơn vi không cần khoan đục và lắp đặt đường dây.

C.   Mạng không dây thường được sử dụng cho các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại,...

D.   Mạng không dây nhanh và ổn định hơn mạng có dây.

16. Mạng máy tính gồm các thành phần:

A.   Máy tính và thiết bị kết nối.

B.   Thiết bị đầu cuối và thiết bị kết nối.

C.   Thiết bị đầu cuối, thiết bị kết nối và phần mềm mạng.

D.   Máy tính và phần mềm mạng.

 17. Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  Internet là mạng truyền hình kết nối các thiết bị nghe nhìn trong phạm vi một quốc gia.

B.   Internet là một mạng các máy tính liên          kết với nhau trên toàn cầu.

C.   Internet chỉ là mạng kết nối các trang thông tin trên phạm vi toàn     cầu.

D.  Internet là mạng kết nối các thiết bị có sử dụng chung nguồn điện.

18. Để kết nối với Internet, máy tính phải được cài đặt và cung cấp dịch vụ bởi

A.  người quản trị mạng máy tính.

B.   người quản trị mạng xã hội.

C.   nhà cung cấp dịch vụ Internet.

D.  một máy tính khác.

19. Phát biểu nào KHÔNG ĐÚNG khi nói về Internet?

A. Một mạng kết nối các hệ thống máy tính và các thiết bị với nhau giúp người sử dụng có thể xem, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin,...

B. Một mạng công cộng không thuộc sở hữu hay do bất kì một tổ chức hoặc cá nhân nào điều hành.

C. Một mạng lưới rộng lớn kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới.

D. Một mạng kết nối các máy tính với nhau được tổ chức và giám sát bởi một cơ quan quản lí.

20. Phát biểu nào sau đây KHÔNG PHẢI là đặc điểm của Internet?

A. Phạm vi hoạt động trên toàn cầu.

B. Có nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú.

C. Không thuộc quyền sở hữu của ai.

D. Thông tin chính xác tuyệt đối.

21. Phát biểu nào sau đây KHÔNG PHẢI là lợi ích của việc sử dụng internet đối với học sinh?

A. Giúp tiết kiệm thời gian và cung cấp nhiều tư liệu làm bài tập dự án.

B. Giúp nâng cao kiến thức bằng cách tham gia các khoá học trực tuyến.

C. Giúp giải trí bằng cách xem mạng xã hội và chơi điện tử suốt cả ngày.

D. Giúp mở rộng giao lưu kết bạn với các bạn ở nước ngoài.

22. Thông tin trước xử lý được gọi là:

A. quá trình xử lý thông tin.                    B. thông tin vào.

C. quá trình trao đổi thông tin.                 D. thông tin ra.

23. Biểu diễn thông tin trong máy tính dưới dạng dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân), chỉ bao gồm 2 kí hiệu là:

A. 2 và 9.                   B. 1 và 2                C. 1 và 9                D. 0 và 1.

24. Các thông tin trong bộ nhớ ngoài sẽ:

A. lưu trữ trong một ngày             

B. thông tin sẽ mất đi khi tắt máy

C. được lưu trữ lâu dài                            

D. chỉ lưu trữ trong quá trình máy tính làm việc

25. Trình tự của quá trình 3 bước:

A. Nhập " Xuất " Xử lí                        B. Nhập " Xử lí " Xuất

C. Xuất " Nhập " Xử lí                         D. Xử lí " Xuất " Nhập

26. Các khối chức năng trong máy tính bao gồm:

A. bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào/ra       

B. bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ

C. các thiết bị vào/ra, bộ nhớ                  

D. bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào/ra

27. Có mấy dạng thông tin cơ bản?

A. 2                           B. 3                        C. 4                        D. 5

28. Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là:

A. lệnh                       B. chỉ dẫn              C. thông tin            D. dữ liệu

29. Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là:

A. bàn phím               B. CPU                  C. bàn phím           D. màn hình

30. Các thiết bị như đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị flash, đĩa CD,...còn được gọi là?

A. Bộ nhớ trong        B. Bộ nhớ ngoài    C. RAM                 D. CPU

31. Bộ phận nào dưới đây được gọi là “bộ não” của máy tính?

A. Bộ nhớ trong                                      B. Bộ xử lý trung tâm

C. Bộ nhớ chỉ đọc                                    D. Bộ nhớ ngoài.

32. Thiết bị xuất dữ liệu là:

A. Màn hình, loa, máy in                         B. Chuột, máy in, màn hình

C. Bàn phím, loa, máy in                         D. Màn hình, máy in, bàn phím.

33. RAM còn được gọi là:

A. Bộ nhớ ROM        B. Bộ nhớ ngoài    C. Bộ nhớ trong     D. Bộ nhớ cứng

34. Khi tắt máy tính, dữ liệu được lưu ở thiết bị nào sẽ bị xóa hết?

A. ổ đĩa cứng             B. Ram                  C. đĩa CD               D. đĩa mềm

35. Đây là dạng thông tin gì

 

A. Âm thanh              B. Văn bản            C. Hình ảnh           D. Cảm xúc

36. Việc thầy cô giáo giảng bài cho học sinh được gọi là bước nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Truyền (trao đổi) thông tin                 B. Tiếp nhận thông tin

C. Xử lí thông tin                                     D. Lưu trữ thông tin

37. Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào KHÔNG PHẢI là thông tin cần xử lí (thông tin vào) để xếp loại các lớp cuối tuần?

A. Số các bạn sao đỏ                               B. Số các bạn bị cô giáo nhắc nhở

C. Số các bạn bị ghi tên vì đi học muộn  D. Số lượng điểm 10

38. Đơn vị đo lường thông tin xếp từ nhỏ đến lớn bao gồm:

A. Byte, KB, GB, MB                                        B. Byte, MB, GB, KB

C. Byte, GB, MB, KB                                        D. Byte, KB, MB, GB

39. Tập truyện tranh cho em thông tin:

A. Dạng văn bản và hình ảnh                            B. Dạng văn bản và âm thanh

C. Dạng hình ảnh và âm thanh                D. Dạng hình ảnh và thông tin

40. Khi nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai nhiệt độ cao, trên 30 độ” em sẽ xử lí thông tin và quyết định như thế nào?

A. Mặc đồng phục                                   B. Đi học mang theo áo chống nắng

C. Ăn sáng trước khi đến trường             D. Hẹn bạn Hoa cùng đi học