Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 19
Số lượng câu trả lời 18
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu 34. Một đoạn dây dẫn bằng đồng ( = 1,7.108 Ω.m) dài 10m; tiết diện 0,0000002m2. Tính điện trở của đoạn dây dẫn này. A. 0,85 Ω B. 8,5 Ω C. 85 Ω D. 850 Ω 
 
Câu 35. Một đoạn dây dẫn bằng đồng ( = 1,7.108 Ω.m) dài 10m; tiết diện 0,1mm2. Tính điện trở của đoạn dây dẫn này. 
A. 170 Ω B. 17 Ω C. 1,7 Ω D. 0,17 Ω 
 
Câu 36. Chọn đáp án chính xác nhất để thành một câu hoàn chỉnh và có nội dung đúng: “Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ……………” A. tỉ lệ thuận với các điện trở. B. tỉ lệ nghịch với các điện trở. C. bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. D. tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây. 
 
Câu 37. Chọn đáp án chính xác nhất để thành một câu hoàn chỉnh và có nội dung đúng: “Điện trở của dây dẫn ……………” A. tỉ lệ thuận với các điện trở. B. tỉ lệ nghịch với các điện trở. C. bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. D. tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây. 
 
Câu 38. Chọn đáp án chính xác nhất để thành một câu hoàn chỉnh và có nội dung đúng: “Đối với đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở ……………” A. tỉ lệ thuận với các điện trở. B. tỉ lệ nghịch với các điện trở. 
C. bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. D. tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây. 
 
Câu 39. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào? A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau 
 
Câu 40. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào? A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau 
 
Câu 41. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào? A. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau 
B. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu C. Các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu D. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau 
 
Câu 42. Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây? A. Dây bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm B. Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm C. Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm D. Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm. 
 
Câu 43. Biến trở con chạy gồm mấy bộ phận chính? Các bộ phận đó là gì? A. Một bộ phận chính: Con chạy. B. Một bộ phận chính: Lõi sứ. C. Hai bộ phận chính: Con chạy và cuộn dây. D. Hai bộ phận chính: Con chạy và lõi sứ. 
 
Câu 44. Chọn câu trả lời chính xác nhất: Có mấy cách ghi trị số các điện trở kĩ thuật? A. Một cách: Trị số được ghi trên điện trở. B. Một cách: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu trên điện trở. C. Cả hai cách A và B đều sai. D. Cả hai cách A và B đều đúng. 
 
Câu 45. Biến trở là một linh kiện: A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch. B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch. D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch. 
Câu 46. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi: A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn. C. Chiều dài dây dẫn của biến trở. D. Nhiệt độ của biến trở. 
 
Câu 47. Câu phát biểu nào dưới đây về biến trở là không đúng ? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch 
 
Câu 48. Trên một biến trở có ghi 30  - 2,5 A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây? A. Biến trở có điện nhỏ nhất là 30  và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A B. Biến trở có điện nhỏ nhất là 30  và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A C. Biến trở có điện lớn nhất là 30  và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A D. Biến trở có điện lớn nhất là 30  và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A 
 
Câu 49. Đơn vị đo của công suất điện là gì? A. ampe B. vôn C. ôm D. oat 
Câu 50. Số vôn trên các dụng cụ điện cho biết gì? A. Cường độ dòng điện lớn nhất có thể đi qua dụng cụ điện đó B. Hiệu điện thế định mức để dụng cụ điện đó hoạt động bình thường C. Giá trị điện trở lớn nhất của dụng cụ điện đó D. Công suất định mức để dụng cụ điện đó hoạt động bình thường 
 
Câu 51. Mắc nối tiếp lần lượt các bóng đèn sau đây với một nguồn điện 220V: Đèn 1 (220V – 8W) ; Đèn 2 (220V – 15W) Đèn 3 (220V – 18W) ; Đèn 4 (220V – 25W) Hỏi bóng đèn nào sáng mạnh nhất? A. Đèn 1 B. Đèn 2 C. Đèn 3 D. Đèn 4 
 
Câu 52. Mắc nối tiếp lần lượt các bóng đèn sau đây với một nguồn điện 220V: Đèn 1 (220V – 8W) ; Đèn 2 (220V – 15W) Đèn 3 (220V – 18W) ; Đèn 4 (220V – 25W) Hỏi bóng đèn nào sáng yếu nhất? A. Đèn 1 B. Đèn 2 C. Đèn 3 D. Đèn 4 
 
Câu 53. Mắc nối tiếp một bóng đèn có ghi (210V – 30W) với một nguồn điện 210V. Độ sáng của bóng đèn như thế nào và công suất của nó là bao nhiêu? A. Bóng đèn sáng bình thường và công suất của nó là 220W B. Bóng đèn sáng bình thường và công suất của nó là 7W C. Bóng đèn sáng bình thường và công suất của nó là 30W D. Bóng đèn sáng bình thường và công suất của nó là 6300W 
 
Câu 54. Mắc nối tiếp một bóng đèn có ghi (220V – 30W) với một nguồn điện 180V. Độ sáng của bóng đèn như thế nào và công suất của nó là bao nhiêu? A. Bóng đèn sáng bình thường và công suất của nó là 30W B. Bóng đèn sáng yếu và công suất của nó là 30W C. Bóng đèn sáng yếu và công suất của nó nhỏ hơn 30W D. Bóng đèn sáng mạnh và công suất của nó lớn hơn 30W 
 
Câu 55. Một nồi cơm điện mắc nối tiếp với một nguồn điện 220V, cường độ dòng điện đi qua nồi cơm điện là 0,1A. Tính công suất của nồi cơm điện khi nó hoạt động. A. 22W B. 220W C. 2200W D. 22000W 
 
Câu 56. Một quạt điện mắc nối tiếp với một nguồn điện 220V, cường độ dòng điện đi qua quạt điện là 0,3A. Tính công suất của quạt điện khi nó hoạt động. A. 733,3W B. 0,0014W C. 66W D. 660W 
 
Câu 57. Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W. Cho biết ý nghĩa của số ghi này? A. Hiệu điện thế định mức – Cường độ dòng điện định mức B. Cường độ dòng điện định mức – Công suất định mức C. Điện năng tiêu thụ - Hiệu điện thế định mức D. Hiệu điện thế định mức – Công suất định mức 
 
Câu 58. Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa là gì? A. Là năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó B. Là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian C. Là mức độ mạnh yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó 
D. Là các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch 
 
Câu 59. Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có nghĩa là gì? A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng đưng với hiệu điện thế 220V D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V 
 

Chủ đề:

Chương I- Điện học

Câu hỏi:

câu 1: 1 đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua với cường độ là I = 0,5A . hiệu điện thế đo được giữa 2 đầu dây dẫn là 2V . hỏi điện trở của dây là bao nhiêu ?

A. 0,25 ôm

B. 1 ôm 

C. 4 ôm

D. 2,5 ôm

câu 2: 1 dây dẫn có điện trở là r = 5 ôm . đặt 1 hiệu điện thế U=10V vào 2 đầu dây dẫn . hỏi cường độ dòng điện đi qua dây dẫn là bao nhiêu ? 

A. 0,5A

B. 50A

C. 15A

D. 2A

câu 3: 1 đoạn dây dẫn có điện trở R=0,03k ôm thì bằng bao nhiêu ôm?

A. 30 ôm 

B. 3 ôm

C. 0,3 ôm 

D. 0,03 ôm

câu 4 : 1 đoạn dây dẫn có điện  trở R=0,2M ôm thì bằng bao nhiêu ôm?

A. 2000000 ôm

B. 200000 ôm 

C. 20000 ôm

D. 2000 ôm

câu 5 : 1 đoạn dây dẫn có điện trở R=10 ôm cho dòng điện đi qua dây dẫn này với cường độ I= 0,2A hỏi hiệu điện thế giwuax 2 đầu dây dẫn lúc đó là bao nhiêu ?

A. 50V

B. 0,02V

C. 2V

D. 10,2V

câu 6:điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1=2 ôm ;R2=3 ôm , mắc nối tiếp là 

A. 6 ôm

B. 1,5 ôm

C. 5 ôm 

D. 1,2 ôm 

câu 7: 1 đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp . ta có U1= 6V ;U2=6V . hỏi hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch có giá trị bằng bao nhiêu ?

A.6V

B.1V

C.12V

D.36V

câu 8 : 1 đoạn mạch gồm 2 điện trở R1và R2 mắc nối tiếp . ta có I1=0,5A;I2=0,5A. hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch có giá trị bằng bao nhiêu ?

A.2,5A

B.0,5A

C.0A

D.1A

câu 9: điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1=2 ôm ; R2=3 ôm mắc song song là 

A. 6 ôm

B.1,5 ôm

C. 5 ôm

D.1,2 ôm

câu 10: điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1=4 ôm và r2=12 ôm mắc song song có giá trị nào sau đây ?

A. 16 ôm

B. 48 ôm

C. 0,33 ôm 

D. 3 ôm