Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)


Câu 1: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. Trong dấu “…” đó là

 

A. Thật thà và khiêm tốn.

B. Khiêm tốn và giản dị.

C. Cần cù và siêng năng.

D. Chăm chỉ và tiết kiệm.

 

Câu 2: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ” có đoạn: Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi. Lời bài nói về đức tính nào của Bác?

A. Giản dị              B. Tiết kiệm.           C. Cần cù.                     D. Khiêm tốn.

Câu 3 : Sống giản dị là:

A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.

B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.

C. Sống hòa đồng với bạn bè.

D. Cả A,B,C.

Câu 4 : Biểu hiện của sống không giản dị là?

A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.

B. Không chơi với bạn khác giới.

C. Không giao tiếp với người dân tộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 5: Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội?. Trong dấu “…” đó là?

 

A. Điều kiện.

B. Hoàn cảnh.

C. Điều kiện, hoàn cảnh.

D. Năng lực.

 

Câu 6: Câu tục ngữ : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nói đến đức tính gì ?

A. Giản dị.           B. Tiết kiệm.            C. Chăm chỉ.               D. Khiêm tốn.

Câu 7: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?

 

A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.

B. Bạn B là người vô tâm.

C. Bạn B là người tiết kiệm.

D. Bạn B là người vô ý thức.

 

Câu 8: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?

 

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

 

Câu 9: Câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng nói về đức tính gì ?

A. Giản dị.              B. Tiết kiệm.                 C. Trung thực.             D. Khiêm tốn.

Câu 10 : Biểu hiện của đức tính trung thực là?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A,B,C.

Câu 11: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?

 

A. Đức tính thật thà.

B. Đức tính khiêm tốn.

C. Đức tính tiết kiệm.

D. Đức tính trung thực.

 

Câu 12: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.

B. Mang tiền về cho bố mẹ.

C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.

D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 13: Tự trọng là:

 

A. Biết cư xử đúng mực

B. Lời nói văn hóa

C. Gọn gàng sạch sẽ

D. A, B, C đúng

 

Câu 14: Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, học sinh ấy không có:

 

A. Trung thực

B. Yêu thương con người

C. Tự trọng

D. Tự chủ

 

Câu 15: Câu tục ngữ nào không nói đến lòng tự trọng

 

A. Áo rách cốt cách người thương.

B. Quân tử nhất ngôn.

C. Vô công bất hưởng lợi.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim

 

Câu 16: Điền vào chỗ trống: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn......, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

A. Nhân cách          B. Phẩm cách               C. Phẩm giá                        D. Danh sự

Câu 17: Người không có tự trọng

A. Luôn làm sai

B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình

C. Luôn trốn tránh những công việc được giao

D. A, B, C

Câu 18: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đạp xe thật nhanh về nhà.

D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.

Câu 19 : Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?

 

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.

C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.

D. Cả A,B,C.

 

Câu 20 : Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?

A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.

B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.

C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B,C.

Câu 21: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?

 

A. Quy chế và cách ứng xử.

B. Nội quy và cách ứng xử.

C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.

D. Quy tắc và cách ứng xử.

 

Câu 22: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?

A.   Nội quy chung.  B. Quy tắc chung.  C. Quy chế chung.   D. Quy định chung.

 

Câu 23: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Trêu tức bạn.                                    

Câu 24 : Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?

A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.

B. Gặt lúa giúp gia đình người già.

C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.

D. Cả A,B,C.

Câu 25: Yêu thương con người là gì?

A. Quan tâm người khác.

B. Giúp đỡ người khác.

C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.

D. Cả A,B,C.

Câu 26: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?

A. V là người có lòng tự trọng.

B. V là người có lòng yêu thương mọi người.

C. D là người sống giản dị.

D. D là người trung thực

Câu 27: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

 

A. Lòng yêu thương mọi người.

B. Tinh thần đoàn kết.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng trung thành.

 

Câu 28: Câu thành ngữ:Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói về điều gì ?

 

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

 

Câu 29: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?

 

A. D là người vô trách nhiệm.

B. D là người vô tâm.

C. D là người vô ơn.

D. D là người vô ý thức.

 

Câu 30 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.

B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.

C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

D. Cả A,B,C.

Câu 31: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?

 

A. Tri ân các thầy cô giáo.

B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.

C. Tri ân học sinh.

D. Giúp đỡ học sinh.

 

Câu 32: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.

B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.

Câu 33: Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì?

A. Nêu gương.      B. Phê bình, lên án.      C. Khen ngợi.       D. Học làm theo.

Câu 34: Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói” đến điều gì ?

 

A. Sự vô ơn, phản bội.

B. Tiết kiệm.

C. Sự trung thành.

D. Khiêm tốn.

 

Câu 35: Câu nào không phải đoàn kết tương trợ:

A. Chim khôn đậu mái nhà quan,trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng

B. Chết cả đống còn hơn sống một người

C. Chung lưng đấu cật

D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Câu 36: Yếu tố nào quyết định việc chiến thắng đại dịch Covid-19 ở Việt Nam

 

A. Lòng yêu nước

B. Sự đoàn kết

C. Tình thương người

D. Tinh thần tự giác

 

Câu 37: Câu tục ngữ: “Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn” nói về điều gì ?

 

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

 

Câu38 : Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V là người như thế nào ?

 

A. V là người trách nhiệm.

B. V là người giả tạo.

C. V là người vô ơn.

D. V là người tốt bụng.

 

Câu 39 : Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ là:

A. Cùng nhau làm bài khó.

B. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.

C. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.

D. Cả A,B,C.

Câu 40: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc là:

A. Đoàn kết.       B. Tương trợ.          C. Khoan dung.               D. Trung thành.

Câu 41: Trung là bạn cùng tổ, lại gần nhà Thủy, Trung bị ôm phải nghỉ  học nhiều ngày? Nếu em là Thủy, em sẽ giúp Trung việc gì?

Câu 42: Tuấn và Hưng cùng học một lớp, Tuấn học giỏi toán còn Hưng học kém. Mỗi khi có bài tập về nhà, Tuấn làm hộ Hưng. Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao?

Câu 43: Bạn Hạnh gia đình gặp khó khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã cùng các bạn tổ chức quyên góp giúp đỡ. Nếu là học sinh trong lớp 7A thì em sẽ làm gì?

Câu 44: Gia đình bác An bị hoạn nạn. Bà con khi phố giúp đỡ. Riêng ông H không quan tâm, thờ ơ, chỉ biết sống cho riêng mình. Nhận xét hành vi của ông H.

Câu 45: Bạn Nam xấu hổ với bạn bè vì cả bọn đang đi chơi thì gặp bố đang đạp xích lô. Nếu là bạn của Nam trong tình huống đó em sẽ làm gì?

Câu 46: Bạn Hương rủ bạn bè đến nhà mình hcơi nhưng lại đưa bạn sang nhà cô chú vì sang trọng hơn. Nhận xét về hành động của Hương.

Câu 47: Trên đường đi học về, hai bạn An và Hà nhặt được một chiếc ví. Trong ví có rất nhiều tiền. Hai bạn tranh luận với nhau mãi về chiếc ví nhặt được. Cuối cùng, hai bạn cùng nhau mang chiếc ví ra đồn công an trả lại người mất. Nhận xét về hành vi của hai bạn.

 

Câu 26:  Sự giống nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn là

   A.  đều là vương triều của người nước ngoài.               B.  đều theo đạo Hin-đu.

   C. đều theo đạo Phật.                                        D.  đều có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 27:  So với các triều đại phong kiến trước đó,hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Đường có gì tiến bộ hơn?

   A. Tuyển chọn thông qua hình thức thi cử.

   B. Tuyển chọn từ con em của vương hầu, quý tộc.

   C. Tuyển chọn thông qua hình thức mua chức tước.

   D.  Tuyển chọn thông qua hình thức giới thiệu.

Câu 28:  Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cai trị của nhà Nguyên đối với nhân dân Trung Quốc?

   A.  Cấm nhân dân không được họp chợ, ra ngoài vào ban đêm.

   B.  Thực hiện khoan thư sức dân, không phân biệt sắc tộc.

   C.  Cấm người Hán không được mang vũ khí, tập luyện võ nghệ.

   D.  Để người Mông Cổ giữ nhiều vị trí trọng yếu trong triều đình.

Câu 29:  Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới là

   A.   châu Mĩ.           B. châu Đại Dương.    C. châu Phi.                D.  châu Úc.

Câu 30:  Vào nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn

   A.  phát triển toàn thịnh trên tất cả các lĩnh vực.          B.   khủng hoảng, suy thoái.

   C.  phát triển ổn định.                                                 D.   phát triển đỉnh cao.

Câu 31:  Quê hương phong trào văn hóa Phục hưng là nước

   A.  Mĩ.                     B.   Ý.                        C.  Anh.                      D. Pháp.

Câu 32:  Chính sách đối ngoại nhất quán của các triều đại phong kiến Trung Quốc là gì?

   A.  Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

   B.  Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

   C.  Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu.

   D.  Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiện với các nước láng giềng.

Câu 16:  “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc thời trung đại là gì?

   A.  Lụa, thuốc súng, kĩ thuật in, la bàn.

   B.  Lụa, gốm sứ, thuốc súng, kĩ thuật in.

   C.  La bàn, thuốc súng, giấy, kĩ thuật in.

   D.  La bàn, lụa, gốm sứ, thuốc súng.

Câu 17: Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước

                A.  Thái Lan. B.  Phi-li-pin.            C. Việt Nam. D. Sing-ga-po.

Câu 18:  Các vương quốc cổ Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian

   A. thế kỉ IX TCN.                                      B. thế kỉ VII TCN.

   C. 10 thế kỉ đầu công nguyên.                    D. thiên niên kỉ II TCN.

Câu 19:  Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX, Vương quốc Lào và Campuchia đều

   A.  bị quân Xiêm xâm chiếm đất đai và thống trị.

   B.  trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

   C.  là những quốc gia hùng mạnh nhất khu vực.

   D.  bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.

Câu 20:  Kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

   A.  Khởi nghĩa Lý Bí (542).

   B.  Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40).

   C.  Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).

   D.  Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 21:  Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất dưới triều đại

   A. nhà Tần.             B.  nhà Hán.               C.   nhà Đường.          D.  nhà Tống.

Câu 22:  Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?

   A. Chủ yếu là trao đổi buôn bán với bên ngoài.

   B. Chủ yếu sản xuất thủ công nghiệp.

   C. Tự cung tự cấp, khép kín.

   D. Kinh tế hàng hóa, trao đổi buôn bán tự do.

Câu 23:  Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi dựng Tiền Lê

Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn?”

   A.   Đinh Tiên Hoàng.           B.   Lê Hoàn.              C. Lý Công Uẩn.       D.   Lý Bí.

Câu 24:  Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập vào thời

   A. Hạ-Thương.                  B. Minh-Thanh.                                        C. Tống-Nguyên.          D.   Tần-Hán.

Câu 25:   Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại?

   A. Sản xuất bị đình đốn.                                               B.  Lãnh chúa lập ra các thành thị.

   C.  Sản xuất phát triển.                                                  D.  Nông nô lập ra các thành thị.

Câu 3: Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) như thế nào?

   A.  Giết chết tướng giặc Hầu Nhân Bảo.

   B.  Quân ta đóng cọc, mai phục địch trên sông Bạch Đằng.

   C.   Trao trả tù binh và đặt lại quan hệ ngoại giao.

   D.  Quân ta truy kích, tiêu diệt quân Tống.

Câu 4:Cây lương thực chính và chủ yếu của cư dân các quốc gia Đông Nam Á là

   A. sắn.                     B. ngô.                       C. lúa mì.                    D.   lúa nước.

Câu 5:  Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở

   A.  Hoa Lư (Ninh Bình).                            B.   Mê Linh (Vĩnh Phúc).

   C.  Cổ Loa (Hà Nội).                                  D.   Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 6:  Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?

   A.  Đại Việt.              B.  Đại Nam.                    C.  Đại Ngu.                     D.   Đại Cồ Việt.

Câu 7:  Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

   A.  Cuộc kháng chiến chống Tống đã toàn thắng.

   B.  Đất nước thái bình, kinh tế phát triển thịnh đạt.

   C.  Đại Cồ Việt đang bị nhà Tống xâm lược, đô hộ.

   D.   Nhà Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt.

Câu 8:  Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là

   A.  Ăng-co Vát.            B. Ăng-co Thom.        C.  chùa hang A-gian-ta.        D. Thạt Luổng.

Câu 9:  Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập vừa làm ruộng ở thời Tiền Lê có tác dụng gì?

   A.  Giảm được chi phí cho quân đội.

   B.  Tạo ra những lực lượng quân sự bảo vệ triều đình từ xa.

   C.  Đảm bảo lực lượng sản xuất nông nghiệp.

   D.  Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng.

Câu 10:  Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ sớm, phổ biến là

   A. chữ Hin-đu.               B. chữ Hán.                C.  chữ Phạn.                      D. chữ tượng hình.

Câu 11:  Tại sao nông nô buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản?

   A. Nông nô bị đuổi ra khỏi lãnh địa.

   B. Nông  nô không muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

   C.  Trong các xí nghiệp có điều kiện làm việc tốt hơn.

   D.  Nông nô bán ruộng đất cho tư sản.

Câu 12:  Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là

   A.  các cuộc tranh chấp ngôi báu giữa các tướng lĩnh.

   B.  chính quyền trung ương suy yếu.

   C.  nhà Tống xâm lược, triều đình rối loạn.

   D.  triều đình không có người kế vị.

Câu 13:  Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở châu Âu là

   A. Địa chủ và nông dân.                             B.  Qúy tộc và nông dân.

   C. Chủ nô và nô lệ.                                    D.   Lãnh chúa và nông nô.

Câu 14:  Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của văn hóa Ấn Độ?

   A.  Tây Âu.             B.  Bắc Mĩ.                 C.  Bắc Phi.                D.  Đông Nam Á.

Câu 15:  Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu gắn với sự ra đời của hai giai cấp nào?

   A. Qúy tộc và nô lệ.                                   B. Địa chủ và nông dân.

   C. Tư sản và vô sản.                                   D. Lãnh chúa và nông nô.