Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 18
Điểm GP 2
Điểm SP 23

Người theo dõi (4)

阮氏香江
Ng An
Đỗ Đình Hưng
Hiếu

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta thường phân bố gần nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ và nguồn lao động dồi dào

* Công nghiệp khai thác nhiên liệu:

- Các nhà máy điện có định hướng tài nguyên rõ rệt nên thường phân bố gần nguồn nhiên liệu thủy năng.

+ Các nhà máy nhiệt điện chạy than Uông Bí, Phả Lại, Na Dương phân bố chủ yếu ở Đông Bắc gần vùng nhiên liệu than.

+ Các nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ, Bà Rịa chạy khí phân bố ở ĐNông Nam Bộ sử dụng khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây và khí đồng hành từ mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng.

+ Các nhà máy thủy điện phân bố ở nơi có nguồn thủy năng dồi dào: Hòa Bình – Sông Đà; Y a ly – Sông Xê Xan…

- Các nhà máy điện còn hướng về vùng tiêu thụ, nơi kinh tế phát triển, dân cư đông trong khi nguồn nhiên liệu hạn chế.

+ Đồng bằng sông Hồng: Nhiệt điện Ninh Bình

+ Nam Bộ: Nhiệt điện Thủ Đức, nhiệt điện Trà Nóc

* Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:

- Các ngành công nghiệp chế biến thường phân bố gần vùng nguyên liệu như công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều phân bố nhiều ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Đông Nam Bộ, trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên; thủy hải sản phân bố nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung

=> Do ngành này phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nguyên liệu từ nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là yêu cầu về nguồn nguyên liệu tươi sống để cho ra chất lượng sản phẩm tốt nên việc phân bố gần nguồn nguyên liệu giúp rút ngắn quá trình vận chuyển, đảm bảo được nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao.

- Một số ngành chế biến thường phân bố gần thị trường tiêu thụ như chế biến lương thực, đường sữa, rượu bia, bánh kẹo.

=> Do sản phẩm của công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng, ăn uống hằng ngày của con người, cần phân bố gần khu dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn

* Công nghiệp dệt may:

- Tập trung chủ yếu ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và thuận lợi về nguyên liệu.

=> Do ngành này cần nhiều lao động và sử dụng nguồn liệu lớn (bông, vải)

Câu trả lời:

*Gương phẳng

Gương phẳng là gương có bề mặt là một phần của mặt phẳng hay không có mặt cong,từ một tấm kính và đằng sau được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn nên có thể phản xạ lại toàn bộ ánh sáng.

Gương phẳng là gương có bề mặt là một phần của mặt phẳng hay không có mặt cong,từ một tấm kính và đằng sau được tráng một lớp bạc phản xạ tốt hơn nên có thể phản xạ lại toàn bộ ánh sáng.

*Gương cầu lồi

Gương cầu lồi, gương mắt cá hoặc gương phân kì, là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng.

Ảnh của gương là ảnh ảo(không hứng được trên màn chắn), độ lớn của ảnh bé hơn độ lớn của vật

Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu cho xe ôtô và xe máy, làm gương quan sát đường bộ, thường được đặt tại góc cua để người điều khiển phương tiện giao thông có thể thông qua đó quan sát và tránh phương tiện khác. Ngoài ra còn được sử dụng ở máy rút tiền tự động (ATM) giúp cho người rút tiền có thể quan sát tương đối phía sau.

*Gương cầu lõm

Gương cầu lõm hay Gương hội tụ là gương là gương có bề mặt là mặt trong của một phần hình cầu và có mặt lõm phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại 1 điểm trước gương và ngược lại, biến đổi 1 chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. Không giống như gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối của vật so với tiêu điểm và tâm của gương.Gương cầu lõm khi ánh sáng mặt trời chiếu vào thì sẽ nung nóng vật và có thể đốt cháy vật.

Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo (vật đặt sát gương), độ lớn của ảnh lớn hơn vật

Ác-si-mét đã tạo gương cầu lõm bằng nhiều gương phẳng xếp (sử dụng những cách hóa học để tạo nên) theo hình vòng cung với mục đích đốt cháy thuyền của địch. Ngày nay, gương cầu lõm được dùng để chế tạo kính thiên văn, chao đèn, đo nhiệt độ ở bề mặt mặt trời, dụng cụ dành cho bác sĩ nha khoa.....