Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 6. Câu lệnh điều kiện

Câu hỏi:

. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP-TIN 8

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Trong Pascal câu lệnh lặp For . . . do có dạng:

A. for <biến đếm> = <giá trị đầu> to <giá trị cuối > do <câu lệnh>;

B. for < biến đếm > := <giá trị đầu> to <giá trị cuối > do <câu lệnh>;

C. for < biến đếm > := <giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh>;

D. for < biến đếm > := <giá trị đầu> downto <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

Câu 2: Vòng lặp For … do được dùng để:

A. thực hiện phép tính. B. lặp với số lần lặp biết trước.

C. lặp với số lần lặp chưa biết trước. D. lặp với số lần lặp biết trước và không quá nhiều.

Câu 3: Trong Pascal, câu lệnh nào sau đây là hợp lệ?

A. For i:=100 to 1 do writeln(‘A’); B. For i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);

C. For i= 1 to 10 do writeln(‘A’); D. For i:= 1 to 10 do writeln(‘A’);

Câu 4: Lúc đầu x := 6 thì sau câu lệnh: if (x mod 2)=0 then x := x-1;

Khi đó, x có giá trị là: A. 0 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 5: Lúc đầu h := 10 thì sau câu lệnh: if h>10 then h:=h+2;

h có giá trị là: A. 10 B. 11 C. 12 D. 14

Câu 6: Lúc đầu h = 8 thì sau câu lệnh: if h>10 then h:=h+2 else h:=h-4;

h có giá trị là: A. 4 B. 8 C. 10 D. 14

Câu 7: Trong câu lệnh lặp: For i:=2 to 9 do begin … end;

Câu lệnh ghép trong begin … end được thực hiện bao nhiêu lần?

A.7 B. 8 C. 9 D. 10

Câu 8: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến A bằng bao nhiêu?

A:= 0; For i:=1 to 5 do A:= A+3;

A. 8 B. 5 C. 15 D. 3

Câu 9: Sau khi chạy đoạn chương trình:

x:=0; for i:=1 to 3 do x:=x+2;

Giá trị của biến x bằng: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 10: Phần mềm học tập dùng để vẽ hình là:

A. Mario B. Gegebra C. FingerBreakOut D. Pascal

Câu 11: Trong phần mềm Geogebra, công cụ được dùng để:

A. Vẽ một đường thẳng. B. Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.

C. Vẽ một đoạn thẳng. D. Tạo ra giao điểm của hai đối tượng đã có trên mặt phẳng.

Câu 12: Trong phần mềm Geogebra, để vẽ đường tròn đi qua 3 điểm cho trước, ta sử dụng công cụ:

A. B. C. D.

Câu 13: Trong Geogebra, công cụ di chuyển một đối tượng là:

A. B. C. D.

Câu 14: Trong Geogebra, công cụ xác định trung điểm là:

A. B. C. D.

Câu 15: Lệnh nào sau đây xuất ra màn hình các giá trị từ 2 đến 10?

A. For i := 1 to 10 do write(i:4); B. For i := 10 to 1 do write(i:4);

C. For i := 2 to 10 do write(i:4); D. For i := 10 to 2 do write(i:4);

Câu 16: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến k bằng bao nhiêu?

k:= 1; for i:= 2 to 5 do k:= k*3;

A. 1 B. 12 C. 5 D. 81

Câu 17: Câu lệnh sau thực hiện bao nhiêu vòng lặp?

For i := 5 to 9 do x:=x*2;

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 18: Câu lệnh sau thực hiện bao nhiêu vòng lặp?

for i := 1 to 11 do x:=x*2;

A. x=10 B. x= 11 C. x=12 D. x=13

Câu 19: Trong vòng lặp For … do. Giá trị của biến đếm:

A. được giữ nguyên. B. tự động giảm đi 1 đơn vị.

C. tự động tăng đi 1 đơn vị. D. chi tăng khi có câu lệnh thay đổi giá trị.

Câu 20: Các câu lệnh Pascal sau câu lệnh nào hợp lệ?

A. For i := 2 to 19 do x = x+3; B. For i := 2 to 19 do x:=x+3;

C. For i = 2 to 19 do x:=x+3; D. Fro i := 2 to 19 do x=x+3;

II. TỰ LUẬN:

Bài 1: Viết chương trình tính các tổng sau: (với n là số tự nhiên được nhập từ bàn phím)

a) A = 1 + 2 + 3 + . . . + n

c) C = 2 + 4 + 6 + . . . + n (n: số chẵn)

(n: số chẵn)

e) E = 1 + 3 + 5 + . . . + n (n: số lẻ)

(n: số lẻ)

Bài 2: Viết chương trình tính N! với N là số tự nhiên được nhập từ bàn phím.

Bài 3: Viết chương trình tính xn ; với x, n là các số tự nhiên nhập từ bàn phím.

Bài 4: Viết chương trình nhập n số nguyên từ bàn phím (n cũng được nhập từ bàn phím) và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất.

Chủ đề:

Bài 14. Định luật về công

Câu hỏi:

ĐỀ

Câu 1: Để đưa một vật có khối lượng 60kg lên cao 5m theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động.

a/ Tính công trực tiếp đưa vật lên độ cao đó.

b/Tính quãng đường kéo dây và công đưa vật lên khi dùng ròng rọc động.

Câu 2: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 20kg lên cao 4m.

a/ Nếu không có ma sát thì lực kéo là 160N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

b/ Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 185N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

Câu 3: Một ô tô chạy quãng đường dài 18km mất 30 phút. Lực kéo trung bình của động cơ là 120N. Tính công suất của ô tô.Con số vừa tìm được nói lên điều gì?

Câu 4: Một động cơ có công suất 6KW được dùng để nâng một vật có trọng lượng 4900N lên cao 16m. Tính thời gian để nâng vật.

Câu 5: Máy thứ nhất sinh công 1080 KJ trong 15 phút, máy thứ hai sinh công 4200 KJ trong 10 phút. Hỏi máy nào có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Câu 6: Một người đạp xe đạp đều từ chân dốc lên đình dốc cao 5m . Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20N và cả người và xe có khối lượng 60kg.

a/ Tính trọng lượng của người và xe.

b/ Tính công tối thiểu để người này lên được dốc.

c/ Tính công do lực ma sát gây ra.

d/ Tính công thực sự phải bỏ ra để lên dốc.