Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ta trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
Câu 2: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Câu 3: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:
- Trang phục
- Thái độ đối với học sinh
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Câu 4: Trong truyện, thầy Ha-men có nói: "...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
/ Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Cấu tạo đơn bào B. Chưa có rễ chính thức
C. Cây có hoa D. Thân đã có mạch dẫn
Câu 2. Rêu thường sống ở
A. môi trường nước. B. nơi ẩm ướt.
C. nơi khô hạn. D. môi trường không khí.
Câu 3. Hình thức sinh sản của rêu là
A. sinh sản bằng bào tử. B. sinh sản bằng hạt.
C. sinh sản bằng cách phân đôi D. sinh sản bằng cách nảy chồi.
Câu 4. Cây rêu con được tạo thành trực tiếp từ
A. tế bào sinh dục cái. B. tế bào sinh dục đực.
C. bào tử. D. túi bào tử.
Câu 5. Trên cây rêu trưởng thành, cơ quan sinh sản nằm ở
A. mặt dưới của lá cây. B. ngọn cây.
C. rễ cây. D. quả.
Câu 6. Ở cây rêu không có bộ phận nào?
A. Rễ giả. B. Thân. C. Hoa. D. Lá.
Câu 7. Rêu khác với thực vật có hoa ở đặc điểm nào dưới đây ?
A. Chưa có rễ chính thức. B. Thân chưa có mạch dẫn.
C. Chưa có hoa. D. Thực vật sống ở cạn.
Câu 8. Rêu là thực vật bậc cao vì
A. có thân và lá chính thức. B. có rễ thật sự.
C. thân đã có mạch dẫn. D. sống nơi ẩm ướt.
Câu 9. Em có thể tìm thấy rêu ở nơi nào sau đây ?
A. Dọc bờ biển. B. Chân tường rào
C. Trên sa mạc khô nóng. D. Trong lòng đại dương.
Câu 10. Rêu sau khi chết đi có thể được dùng làm
A. hồ dán. B. thức ăn cho con người.
C. thuốc. D. phân bón.
II/ Tự luận:
Câu 1: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?
BÀI TẬP SINH HỌC 6-TUẦN 23
BÀI: QUYẾT – C Y DƯƠNG XỈ
I/ Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Đặc điểm giống nhau giữa dương xỉ và rêu là
A. sinh sản bằng bào tử B. Thân có mạch dẫn
C. có rễ, thân và lá. D. Chưa có rễ chính thức
Câu 2. Dương xỉ sinh sản
A. Sinh sản bằng cách nảy chồi B. Sinh sản bằng củ
C. Sinh sản bằng bào tử D. Sinh sản bằng hạt.
Câu 3. Ở dương xỉ, nguyên tản được hình thành trực tiếp từ
A. bào tử. B. túi bào tử. C. giao tử. D. cây rêu con.
Câu 4. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu ?
A. Mặt trên của lá B. Mặt dưới của lá
C. Thân cây D. Rễ cây
Câu 5. Nhóm cây nào dưới đây gồm hai loài thực vật sinh sản bằng bào tử ?
A. Rau bợ, chuối. B. Cau, thông.
C. Tuế, lông cu li. D. Bèo tổ ong, dương xỉ.
Câu 6. Trên Trái Đất, quyết cổ đại tồn tại cách đây khoảng
A. 250 triệu năm. B. 100 triệu năm.
C. 50 triệu năm . D. 300 triệu năm.
Câu 7. Đại đa số các loại quyết hiện nay đều là
A. cây thân cỏ. B. cây thân cột.
C. cây thân leo. D. cây thân gỗ.
II/ Tự luận:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Dương xỉ là những cây đã có.............., ............., ............ thật sự.
- Trên thân cây dương xỉ thường có phủ những ..............
- Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng có đặc điểm.......................
- Dương xỉ sinh sản bằng........... như rêu nhưng khác rêu ở chỗ có............ do bào tử phát triển thành.
- Các túi bào tử của dương xỉ thường mọc thành......... nằm ở.............. và vách túi bào tử thường có..........., có tác dụng...................... bào tử.