Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 16
Số lượng câu trả lời 27
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Những câu ca dao tục ngữ hay về sự đoàn kết, dũng cảm, mưu trí, liêm khiết
1.

Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm

Câu tục ngữ này nghĩa bóng là không nên đánh đồng coi mỗi người trong một nhóm là như nhau. Thường câu này dùng theo nghĩa không nên đánh giá một người nào đó xấu như các người khác trong nhóm.
2.

Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

Câu này có nghĩa là phải biết đoàn kết với nhau, bạn bè đoàn kết, gia đình đoàn kết và xa hơn nữa là dân tộc phải biết đoàn kết với nhau.
3.

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Nghĩa của câu tục ngữ. ” Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn ” ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn ” chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó,câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc
4.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công

Đây là một câu nói rất nổi tiếng của Bác Hồ, với ý nghĩa là dân tộc ta phải luôn luôn đoàn kết. Đoàn kết là truyền thống vĩnh cửu trong hàng nghìn năm giữ nước của dân tộc ta, giúp dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, thôn tính.
5.

Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.


Vẫn là một câu nói nổi tiếng của vị cha già dân tộc ta. Hai câu thơ trên trích trong bài “Nên học” của Bác Hồ với 4 chữ Đồng đã thể hiện tư tưởng của Người về xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, tập hợp và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc.
6.

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.


Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau.
7.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Đây là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.
8.

lá lành đùm lá rách.

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng.

9.

Đoàn kết thì sống , chia rẻ thì chết.


Câu ca dao là một lời dạy, một bài học quí báu. Mỗi người chúng ta cần hiểu rõ, vậy nên chỉ có sự đoàn kết mới giúp chúng ta xây dựng nên được một xã hội văn minh, một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

10.

Có cứng mới đứng đầu gió


Câu tục ngữ với ý nghĩa răn dạy người ta phải biết tự lượng sức mình, khi làm 1 việc gì đó nếu mình đủ khả năng thì hãy làm.

11.

Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ


12.

Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ


Câu tục ngữ với ý nghĩa giữa lời nói và việc làm, là cả chiều dài, tùy người mà từng mức độ.

13.

Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư


Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, Liêm tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn", Chí công vô tư là: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc"

14.

Cây ngay ko sợ chết đứng


Đây là câu tục ngữ với ý nghĩa là nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai ...sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm minh

15.

Đói cho sạch, rách cho thơm
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu


Câu này có nghĩa là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cánh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho " sạch", cho " thơm".

16.

Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười


Câu tục ngữ mang ý nghĩa Ai cũng có điều hay, lẽ dở, điểm mạnh và điểm yếu. Đừng chủ quan cho rằng mình đã giỏi và hoàn thiện, hoàn mỹ rồi đi mỉa mai, coi thường người khác. Nếu coi thường người khác, rồi sẽ có lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh như của họ bây giờ, và sẽ bị người khác cười chê lại.

17.

Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về


Câu này muốn ám chỉ đến những người có tính xấu rất ích kỷ, của mình chẳng muốn mất với ai cả và cũng không muốn giữ gìn cho ai vậy mới có câu của người thì để cho bò nó ăn, bản chất và sự việc muốn nói đến những kẻ quá hẹp hòi ích kỷ chỉ biết riêng cho mình ko vì lợi ích cộng đồng.


18.

Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt


Ba câu này ý muốn nói về tính liêm khiết của con người, và nghĩa của từng câu đã quá rõ ràng

19.

Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy


Câu này thì giống như mình ngay thẳng thì có tiếng tăm, còn gian dối thì để lại tiếng xấu


20.

Mất lòng trước, được lòng sau


Đây là câu tục ngữ, chỉ việc nói thẳng, nói thật dễ làm mất lòng người nghe, nhưng khi hiểu ra vấn đề, người ta mới quý trọng những lời nói thẳng, nói thật ấy.


Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về sự đoàn kết, dũng cảm, mưu trí, liêm khiết? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức hay về ca dao tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam.

Câu trả lời:

Biển báo cấm

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139

biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.

Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.

Biển hiệu lệnh

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu...

Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.

Biển chỉ dẫn

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448. Để nắm bắt thêm thông tin về nhóm biển báo này, các bạn đọc thêm bài viết chi tiết Biển Báo Chỉ Dẫn.

Biển báo giao thông phụ

Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.

Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

Biển báo trên đường cao tốc

Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.

Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.