Câu 1 (5 điểm):
Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi là 5km/h, nhưng khi đi được 1/3 quãng đường thì được bạn đèo bằng xe đạp đi tiếp với vận tốc 12km/h do đó đến sớm hơn dự định là 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng đường thì mất bao lâu?
Câu 2 (5 điểm):
Hai gương phẳng G1 và G2 được bố trí hợp với nhau một góc α ( như hình 2 ). Hai điểm sáng A và B được đặt vào giữa hai gương. a) Vẽ và trình bày cách vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ lần lượt lên gương G2 đến gương G1 rồi đến B? b) Giả sử ảnh của A qua G1 cách A là 15cm và ảnh của A qua G2 cách A là 20cm; khoảng cách giữa hai ảnh đó là 25cm. Tính góc α?
Câu 3. (5 điểm):
Một vật được nung nóng đến 1200C và thả vào bình nhiệt lượng kế. Khi đó nước trong bình nhiệt lượng kế tăng từ 200C đến 400C. Nếu tiếp tục thả và bình nhiệt lượng kế đó một vật như vậy nhưng được nung nóng đến 1000C thì sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước trong bình nhiệt lượng kế là bao nhiêu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa vật và môi trường.
Câu 4. (5 điểm):
Một khối thuỷ tinh có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước: dài 30cm, rộng 20cm, cao 15cm. Mặt trên có một hốc rỗng cũng có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước: dài 25cm, rộng 15cm, cao 10cm. Thả nhẹ khối thuỷ tinh vào nước thì thấy nó nổi. Cho biết trọng lượng riêng của thuỷ tinh là 14.000N/m3, của nước là 10.000N/m3.
a. Tính chiều cao phần nổi của khối thuỷ tinh.
b. Rót vào trong hốc rỗng lượng nước cao bao nhiêu thì khối thủy tinh bắt đầu chìm.
Bài 1: Một chiếc phà đi xuôi dòng sông từ bến A đến bến B, dừng lại ở bến B 30 phút, rồi lại đi ngược dòng về bến A hết 2 giờ 18 phút. Biết vận tốc của phà lúc xuôi dòng là 25 km/h; lúc ngược dòng là 20 km/h.
a. Tính khoảng cách từ bến A đến B.
b. Tính thời gian phà đi từ A đến B, thời gian phà đi từ B đến A.
c. Tính vận tốc của phà so với dòng nước và vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
Bài 2: Một thùng hình trụ đứng đáy bằng chứa nước. Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương có cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 120N. Biết: Trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 27000N/m3. Hỏi vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao?
Bài 3: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm2 cao h = 10cm có khối lượng m = 160g.
a, Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0 =1000kg/m3.
b, Bây giờ khối gỗ được khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện S = 4cm2 sâuh và lấp đầy chì có khối lượng riêng D2 = 11300kg/m3. Khi thả vào nước người ta thấy mực chất lỏng ngang bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu h của khối gỗ?
Bài 4: Hai bến sông A và B cách nhau 42 Km. Dòng sông chảy theo hướng A đến B với vận tốc 2,5 km/h. Một ca nô chuyển động đều từ A về B hết 1 giờ 30 phút. Hỏi ca nô đi ngược từ B về A trong bao lâu.
Bài 5: Một bình thông nhau có hai nhánh giống nhau, chứa thuỷ ngân. Đổ vào nhánh A một cột nước cao h= 30cm, vào nhánh B một cột dầu cao h= 5 cm. Tìm độ chênh lệch mức thuỷ ngân ở hai nhánh A và B. Cho trọng lượng riêng của nước, của dầu và của thuỷ ngân lần lượt là d=10000N/m; d= 8000N/m; d=136000N/m.
Bài 6: Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích thì nước trong bình dâng lên từ mức 130cm3 đến mức 175cm3. Nếu treo vật vào 1 lực kế trong điều kiện vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2N. Biết trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3
BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Môn: Vật lý 8
a. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
b. Xác định khối lượng riêng của chất làm vật.
Bài 7: Treo một vật rắn vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P1= 5N. Nhúng vật rắn chìm hoàn toàn trong nước (khối lượng riêng D = 1000kg/m3) thì lực kế chỉ giá trị P2 = 3N.Tính khối lượng riêng của vật rắn đó.
Bài 8: Hai người xuất phát cùng lúc bằng xe đạp từ A để về B . Người thứ nhất đi nửa đầu quãng đường với vận tốc v1 =10km/h và nửa sau quãng đường với vận tốc v2 =15km/h. Người thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc v1 = 10km/h và cuối cùng đi với vận tốc v2 = 15km/h.
a) Xác định xem ai về đến B trước?
b)Người thứ hai đi từ A về B trong thời gian 28 phút , 48 giây.Tính thời gian đi từ A về B của người thứ nhất.
Bài 9: Một vật rắn khối lượng 100g khi thả vào bình đầy nước thì có 50ml nước tràn ra ngoài.
Xác định xem vật đó nổi hay chìm trong nước ?
Bµi 10: Lúc 6 giờ sáng, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B ở cách thành phố A : 114 Km với vận tốc 18Km/h. Lúc 7h , một xe máy đi từ thành phố B về phía thành phố A với vận tốc 30Km/h .
1. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp cách A bao nhiêu Km ?
2. Trên đường có một người đi bộ lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy, biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 7h . Hỏi :
a. Vận tốc của người đó .
b. Người đó đi theo hướng nào ?
c. Điểm khởi hành của người đó cách A bao nhiêu Km ?
Câu 8: Dạng bài tính theo phương trình hóa học
Một hợp chất có khối lượng mol phân tử là 80 g/mol. Thành phần phần trăm khối lượng của Cu là 80% và 20% O
a. Xác định công thức hóa học của hợp chất
b. Cho 16g hợp chất tác dụng với axit clohidric (HCl). Hãy tính số gam axit cần dùng biết sản phẩm là muối đồng (II) clorua (CuCl2) và nước .
Bài 3: Đốt cháy 22,4 g Fe trong bình kín có chứa 2,24 lít O2 ở đktc.
1. Chất nào dư? Dư bao nhiêu gam?
2. Chất nào tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu gam?
Bài 4: Đốt cháy 3,36 lít khí metan trong bình kín có chứa 2,24 lít O2 ở đktc.
1. Chất nào dư? Dư bao nhiêu gam?
2. Chất nào tạo thành? Khối lượng mỗi chất là bao nhiêu gam?
Câu 9: Vào mùa đông các loại mỡ động vật ( heo, bò, … ) bị đông lại. Khi đun thì mỡ chảy lỏng và nếu tiếp tục đun quá lửa thì mỡ sẽ khét. Hãy xác định hiện tượng vật lí và hóa học trong quá trình trên.
Câu 10: Một em học sinh làm 3 thí nghiệm với chất rắn Natri bicacbonat (NaHCO3):
Thí nghiệm 1: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.
Thí nghiệm 2: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.
Thí nghiệm 3: Đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong.
Theo em trong những thí nghiệm trên:
a. Thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Thí nghiệm nào là sự biến đổi vật lý?
b. Thí nghiệm nào có xảy ra phản ứng hóa học? Tại sao em biết?
Câu 11: Trước khi bỏ than vào lò đốt người ta luôn đập nhỏ vừa phải.
a. Hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?
b. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên, biết trong thành phần của than có cacbon. Khi cháy, cacbon hóa hợp với khí oxi tạo khí cacbon đioxit.
c. Dấu hiệu nào cho biết có phản ứng hóa học xảy ra?
Câu 4: Dạng bài lập phương trình hóa học
Lập các PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong các phản ứng sau
1/ Al + O2 ----> Al2O3
2/ Fe(OH)3 ----> Fe2O3 + H2O
3/ K + O2 ----> K2O
4/ CaCl2 + AgNO3 ----> Ca(N03)2 + AgCl
5/Al2O3 + HCl ----> AlCl3 + H2O
6/ C4H10 + O2 ----> CO2 + H2O
7/ FeO + HCl ----> FeCl2 + H2O
8/ Zn + HCl ----> ZnCl2 + H2
9/ Fe2O3 + H2SO4 ----> Fe2(SO4)3+ H2O
10/ Al + CuCl2 ----> AlCl3 + Cu
11/ NaOH + H2SO4 ----> Na2SO4 + H2O
12/ CO2 + Ca(OH)2 ----> CaCO3 + H2O
13/ Ca(OH)2 +FeCl3 ----> CaCl2 + Fe(OH)3
14/SO2 + Ba(OH)2 ----> BaSO3 + H2O
15/ C4H8 + O2 ----> CO2 + H2O
16/ CxHy + O2 ----> CO2 + H2O
17/ Người ta tách muối ăn ra khỏi nước bằng cách :
A. Lọc lấy muối B. Chiết lấy muối
C. Làm bay hơi nước D. Làm muối bay hơi
18/ Trong các khí sau: CO2, SO2, H2,O2 . Số khí có thể thu được bằng cách đặt đứng bình
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
19/ Chất khí X có tỉ khối đối với không khí là 2,207.CTHH của khí X là
A.H2 B.CO2 C.SO2 D.CH4
20/ Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Khối lượng mol phân tử của hiđro là 1 đvC.
b. Khối lượng mol phân tử của hiđro là 2 đvC.
c. Khối lượng mol phân tử của hiđro là 1 gam.
d. Thể tích mol phân tử oxi hoặc ở đktc là 22,4 lít
A. a và b B. a và c C. d D. a và d
11/ Tỉ khối của khí metan (CH4) với khí oxi là :
A. 1 B. 0,5 C. 0,75 D. 1,25
12/ Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4 Alx(SO4)y + Cu
A. 3, 2 B. 2, 3 C. 1, 2 D. 1,1
b. Các hệ số cân bằng trong phương trình lần lượt là:
A. 1,2,1,2 B. 3,2,1,2 C. 1,1,1,1 D. 2,3,1,3
13/ Hợp chất X tạo bởi kim loại M có hoá trị III và nhóm SO4(II) có CTHH là
A. MSO4 B.M2SO4 C.M3(SO4)2 D.M2(SO4)3
14/ Ở đktc, 2 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là
A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 44,8 lít D. 33,6 lít
15/ Thành phần % về khối lượng của C trong CO2 là
A. 25% B. 24% C. 26% D. 27,3%
16/ Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, so sánh thể tích của 4g CH4 và 1g H2 ta có
A. Thể tích của CH4 lớn hơn B. Thể tích của H2 lớn hơn
C. Bằng nhau D. Không thể so sánh được