ĐỀ SỐ 8
1. Kể tên những truyền thuyết mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 học kì I. ( 1,0 điểm)
2. Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. ( 1,0 điểm)
3. ( 3,0 điểm)
So sánh đặc điểm ngữ pháp của động từ và danh từ ở các phương diện:
- Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ;
- Về khả năng làm vị ngữ trong câu.
Đặt một câu có sử dụng động từ và danh từ, gạch chân dưới các danh từ, động từ ấy.
4. Kể lại giấc mơ được gặp Sơn Tinh của em. ( 5,0 điểm)
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)
ĐỀ SỐ 9 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 1 đến câu 6):
Bởi tôi ăn uống có điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chảng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo daifkins xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
( Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài )
1. Nhận xét về phương thức biểu đạt của đọan văn trên. ( 1,0 điểm ) 2. Nêu định nghĩa về từ láy và chép lại bốn từ láy được sử dụng trong đoạn văn. ( 1,0 điểm ) 3. Việc sử dụng các tính từ và cụm tính từ : điều độ, chừng mực, cường tráng, mẫm bóng, ngắn hủn hoẳn, dài kín xuống tận chấm đuôi, phành phạch giòn giã, rất ưa nhìn trong đoạn văn có tác dụng gì? ( 0,5 điểm ) 4. Nêu tên và tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu : " Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua". ( 0,5 điểm )
5. Do một lỗi lầm mà em bị buộc phải biến thành con gà trống trong một thời gian. Hãy kể về khoảng thời gian đó. ( 7,0 điểm )
ĐỀ SỐ 7. 1. Kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 1? ( 1,0 điểm)
2. Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học kinh nghiệm gì? ( 1,0 điểm)
3. Tìm hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ phản ánh kinh nghiệm cuộc sống tương tự như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. (1,0 điểm)
4. Tìm cụm danh từ trong các câu sau: ( 1,0 điểm) a. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. b. Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt.
5. ( 6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Kỉ niệm về mái trường, về thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niêm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.
Đề số 14.
1. Đọc đoạn văn sau trong SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời các câu hỏi phía dưới:
" Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực... đưa cả hai
( Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
a. Đoạn văn trên là lời trần thuật của nhân vật nào? Ở ngôi thứ mấy?
b. Đoạn văn trên sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào để khắc họa hình ảnh Dế Mèn?
c. Tìm và ghi lại các tính từ trong đoạn văn trên?
d. Tìm và ghi lại các từ láy trong đoạn văn trên, sắp xếp các từ láy theo cấu tạo( láy vần, láy phụ âm đầu, láy toàn bộ).
e. Gạch dưới những từ Hán Việt trong các từ sau: cường tráng, mẫm bóng, hùng dũng, khoan thai.
2. Hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất với em.
Đề 13.
Câu 1. Đặt 3 câu, một câu có sử dụng một cụm danh từ, một câu có sử dụng một cụm động từ và môt câu có sử dụng một cụm tính từ. Gạch chân dưới những cụm từ đó. ( 1,5 điểm)
Câu 2. Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu, chủ đề tự do, trong đó sử dụng 2 cụm tính từ có phụ ngữ so sánh( ví dụ: trắng như trứng gà bóc). Gạch chân dưới những cụm tính từ đó. ( 3,0 điểm)
Câu 3. Kể chuyện mười năm sau em gặp lại người bạn rất thân của mình. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. ( 5,5 điểm)
Đề số 12
I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Muốn miêu tả được, người viết(nói), cần phải làm gì?
A. So sánh, nhân hóa, rút ra nhận xét
B. Quan sát, nhận xét, liên tưởng, so sánh
C. Nhận xét, giải thích, chứng minh
D. Nhìn ngắm, suy nghĩ, giải thích cặn kẽ
2. Mục đích của văn miêu tả là gì?
A. Thể hiện năng lực quan sát tinh tế của người nói
B. Bộc lộ tâm trạng của đối tượng miêu tả
C. Làm nổi bật những đặc điểm, tính chất tiêu biểu của sự vật, con người, phong cảnh,...
D. Khắc họa rõ những nét khác biệt của sự vật, hiện tượng
3. Phép tu từ nào dưới đây thường được sử dụng nhất trong văn miêu tả?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
4. Dòng nào dưới đây nêu không đúng về những yêu cầu cần chú ý khi tả cảnh?
A. Xác định được đối tượng miêu tả
B. Chứng minh được đó là một cảnh đẹp
C. Quan sát lựa chon những hình ảnh tiêu biểu
D. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự
5. " Nếu phải tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi, thì trong phần thân bài ta phải miêu tả theo thứ tự thời gian trước, trong và sau khi ra chơi." . Điều này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
6. Khi tả người, cần chú ý miêu tả những chi tiết nào?
A. Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách
B. Chỉ tập trung vào miêu tả ngoại hình
C. Bản chất tính cách của con người mới là điều cần quan tâm
D. Nên đi sâu miêu tả hành động, lời nói và cả tính nết của họ
7. Dòng nào dưới đây nêu chi tiết không phù hợp khi tả em bé đang tập đi?
A. Chập chà chập chững
B. Ngã lên ngã xuống
C. Tóc đen nhanh nhánh
D. Chậm chà chậm chạp
8. Dòng nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của một bài luyện nói về văn miêu tả?
A. Ngắn gọn, xúc tích
B. Các ý rõ ràng, mạch lạc
C. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu
D. Lời lẽ trau chuốt, bóng bẩy
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. ( 1,5 điểm) Xác định cụm danh từ trong các câu sau:
a. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
b. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu...
c. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận.
Câu 2. ( 4, 5 điểm)
Hãy kể về một người bạn tốt của em.