BÀI TẬP VỀ NHÀ
(VĂN BẢN: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA)
Câu 1. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
Câu 2. Đọc lại đoạn văn từ: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước” và hãy cho biết: Câu mở đầu và câu kết của đoạn? Các dẫn chứng được sắp xếp theo cách nào? Mối liên hệ giữa chúng?
Câu 3. Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 – 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ...đến”.
(Yêu cầu của câu hỏi không bị giới hạn về chủ đề, mà chỉ giới hạn về số câu, các em có thể viết theo chủ đề mình yêu thích).
Câu 1: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thái Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Nhân Tông
Câu 2: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?
A. Phường hội
B. Quan xưởng
C. Làng nghề
D. Cục bách tác
Câu 3: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi :
A. Thi Hội
B. Thi Hương
C. Thi Đình
D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.
Câu 4: Bia tiến sĩ được xây dựng để :
A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.
B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.
D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.
Câu 5: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á?
A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.
B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.
C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.
D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.
Câu 6: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Nho giáo
D. Thiên chúa giáo
Câu 7: Vẽ và trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
Câu 1: Cho góc nhọn xOy có Ot là tia phân giác. Trên Ot lấy điểm I tùy ý, Vẽ IA vuông góc Ox tai A, tia AI cắt Oy tai N. vẽ IB vuông góc với Oy tại B, Tia BI cắt Ox tại M
A. OA = OB B. IA = IB
C.IN=IM D. A ,B , C đều đúng
Câu 2: Cho tam giác ABC và tam giác DEF có: ∠B = ∠E = 90°, AC = DF,
∠A = ∠F. Phát biểu nào sau đây đúng?
A.ΔABC=ΔFED B. ΔABC = ΔFDE
C.ΔBAC=ΔFED D. ΔABC = ΔDEF
Câu 3: Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB = DE, ∠B = ∠E, ∠A = ∠D = 90'. Biết AC = 9cm. Tính độ dài DF?
A.10cm B. 5cm
C.9cm D. 7cm