Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…
B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải…
D. Là câu có ngữ điệu phủ định
Câu 2: Các câu phủ định sau:
– Trời không rét lắm.
– Trăng chưa lặn.
Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?
A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ
Câu 3: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?
A. Để hỏi B. Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
C. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả,… D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 4: Câu trần thuật sau dùng để làm gì?
“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương”
A. Kể B. Miêu tả
C. Thông báo D. Nhận định
Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” ?
A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác
Câu 6: Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. ẩn dụ B. So sánh
C. Hoán dụ D. Nhân hóa
Câu 7: ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
A.Giãi bày tình cảm của người viết.
B. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.
A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đô.
B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Câu 9: Câu nào dưới đây nói đúng về thể “tấu”?
A. Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
B. Là loại văn thư của vua gửi cho dân chúng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
C. Có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
D. Câu A và C đúng.
Câu 10: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên ?
A. Họa may kẻ nhân tài mới lập đường công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.
B. Đạo học thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
C. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
D. Gồm câu A và B.
BÀI TẬP VẬN DỤNG: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:
Câu 1: Chi tiết nào miêu tả rõ nét về ngoại hình của Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”?
A. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật ở trong nhà.
B. Nhỏ bé, mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.
C. Chăm chỉ, say mê vẽ tranh, không hề tỏ ra bực bội với người khác.
D. Luôn luôn làm đảo lộn mọi thứ trong nhà và chơi một mình với những màu vẽ.
Câu 2: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể theo ngôi thứ nhất (người anh) có tác dụng gì?
A. Để miêu tả tâm trạng nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của nhân vật ấy.
B.Để nhân vật người anh tự bộc lộ được những hạn chế của mình.
C. Để cô em gái không được bộc lộ thái độ khó chịu trước cách cư xử của người anh.
D. Để câu chuyện trở nên gần gũi với mọi người, nhất là các bạn trẻ.
Câu 3: Vì sao khi đứng trước bức tranh của em gái, người anh lại hãnh diện?
A. Vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái.
B. Vì người anh rất tự hào khi có một cô em gái vẽ giỏi đến như vậy.
C. Vì người anh nhận ra được những yếu kém của mình.
D. Vì người anh không thể ngờ lại có bức tranh như thế.
Câu 4: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã đem đến cho chúng ta bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
A. Cần biết tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.
B. Cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè hay người thân trong gia đình.
C. Cần nhận ra những hạn chế của bản thân để sửa mình, biết hối hận để vươn lên.
D. Cần nhận ra được những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ mà những người thân yêu đã dành cho mình trước khi quá muộn.
Câu 5: Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi” nhà văn Tạ Duy Anh muốn ca ngợi điều gì?
A. Tài năng hội hoạ của cô em gái
B. Sự đáng yêu, ngây thơ của cô em gái dành cho người anh của mình.
C. Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp người anh nhận ra những hạn chế của mình.
D. Sự ăn năn, hối hận của người anh vì đã đối xử không tốt với em gái mình.
Câu 6: Trong văn bản “Vượt thác”, hình ảnh nào được tác giả lặp lại ở phần đầu và cuối của đoạn trích?
A. Hình ảnh dượng Hương Thư
B. Hình ảnh những cây cổ thụ
C. Hình ảnh dòng sông Thu Bồn
D. Hình ảnh chú Hai.
Câu 7: Hình ảnh Dượng Hương Thư vượt thác trong văn bản được so sánh như thế nào?
A. Động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
B. Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
C. Nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
D. Đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Câu 8: Qua cảnh vượt thác của Dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao, nhà văn Võ Quảng muốn ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi sức mạnh phi thường của những người lao động trên cái nền bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
B. Ca ngợi hình ảnh đẹp của Dượng Hương Thư lúc vượt thác.
C. Ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động dũng mãnh, hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
D. Ca ngợi tình yêu sâu đậm của tác giả dành cho mảnh đất quê hương.
Câu 9: Khâu đầu tiên khi làm một bài văn tả cảnh là gì?
A. Lập dàn ý cho đề cần tả
B. Trình bày những điều quan sát được theo trình tự hợp lý
C. Viết bài văn tả cảnh hoàn chính trên cơ sở dàn ý đã lập
D. Xác định được đối tượng cần miêu tả
Câu 10: Với đề bài “Tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời” thì phần mở bài phải đảm bảo yêu cầu gì?
A. Giới thiệu được khu vườn cần tả vào buổi sáng đẹp trời
B. Tả bao quát khu vườn vào buổi sáng đẹp trời
C. Tả cụ thể về hình ảnh cây cối trong khu vườn vào buổi sáng đẹp trời.
D. Nêu cảm nhận về khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
Câu 6: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua:
A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
B. Hình thành một thị trường chung
C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩn
D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.