Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho cây lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như môt tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trọi nứt nẻ. Cây hoa giấy nói: Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa. Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay hái cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm thì an ủi bạn: Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát. Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả. (Theo Internet – Những giá trị tinh thần)1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ
3. Hãy so sánh và rút ra nhận xét về thái độ, cách cư xử của cây hoa giấy đối với cây táo và cây táo đối với cây hoa giấy
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau:
Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm thì an ủi bạn:
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát
5. Viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn đẹp
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiển thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ - SGK TV 4, tập 1)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ
3. Em hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên
4. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong 2 câu thơ? Vì sao?
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"
5. Đoạn thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
Cho ΔABC, có AC < AB, M là trung điểm BC, vẽ phân giác AD. Từ M vẽ đường thẳng vuông góc với AD tại H, đường thẳng này cắt tia AC tại F, cắt AB tại E. Chứng minh rằng:
a) ΔAFE cân
b) Vẽ đường thẳng Bx // EF, cắt AC tại K. Chứng minh rằng KF = BE
c) AE = \(\frac{AB+AC}{2}\)
Cho ΔABC cân tại A ( A < 90 độ ), các đường trung trực của AC, AC cắt nhau tại O.
a) Chứng minh AO phân giác góc A.
b)Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC chúng cắt nhau tại K. Chứng minh AK phân giác góc A.
c)Vẽ BD ⊥ AC, CE ⊥ AB, BD cắt CE tại H. Chứng minh A, O, K, H thẳng hàng.
Một cửa hàng bán Vật liệu xây dựng thống kê số bao xi măng bán được hàng ngày ( trong 30 ngày ) được ghi lại ở bảng sau.
20 40 30 15 20 35
35 25 20 30 28 40
15 20 35 25 30 25
20 30 28 25 35 40
15 35 30 28 20 30
a) Dấu hiệu mà cửa hàng quan tâm là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
b) Lập bảng “tần số”.
c) Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng, rồi từ đó rút ra một số nhận xét.
d) Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu bao xi măng ? Tìm mốt của dấu hiệu.