Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 70
Số lượng câu trả lời 24
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (1)

Lê Bảo Yến

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đừng sợ vấp ngã

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì…

Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đ-xnây-len.

Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.

Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục)

a) Hãy cho biết trong những từ in đậm, từ nào vay mượn gốc Hán, từ nào vay mượn gốc Ấn - Âu? (0,5 điểm)

b) Tìm thành phần biệt lập trong câu sau: “Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Cho biết đó là thành phần gì. (0,5 điểm)

c) Tìm khởi ngữ trong câu sau: “Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp”. Viết lại thành câu không có khởi ngữ. (0,5 điểm)

d)  Em có đồng ý với ý kiến: “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình”. Vì sao? (0,5 điểm)

C1: Oxit là

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

C2: Oxit axit là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

C3: Oxit Bazơ là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

C4: Oxit lưỡng tính là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành  

     muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

C5: Oxit trung tính là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

C6: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2, B. Na2O. C. SO2, D. P2O5

C7: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO.

C8: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2.

C9: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3.

C10: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?

A. CO2 B. O2 C. N2 D. H2         C11: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với

A. Nước, sản phẩm là bazơ.       B. Axit, sản phẩm là bazơ.

C. Nước, sản phẩm là axit       D. Bazơ, sản phẩm là axit.

C12: Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit.                 B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ.               D. Axit, sản phẩm là muối và nước.

C13: Sắt (III) oxit (Fe2O3)  tác dụng được với

A. Nước, sản phẩm là axit.                        B. Axit, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ.                      D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C14: Công thức hoá học của sắt oxit, biết Fe(III) là

A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe3O2.

C15: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit

A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.                     B. MgO, CaO, CuO, FeO.

C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.                            D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.