Phú sông Bạch Đằng
Câu 1 Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng có mấy nhân vật trữ tình?
• A. Hai. • B. Ba. • C. Một. • D. Rất nhiều.
Câu 2 Dòng nào kể không đúng tên tác phẩm, tác giả văn học viết về sông Bạch Đằng (ngoài tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu)?
• A. Bạch Đằng giang - Phạm Ngũ Lão.
• B. Bạch Đằng giang - Nguyễn Sưởng.
• C. Hậu Bạch Đằng giang phú - Nguyễn Mộng Tuân.
• D. Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi.
Câu 3 Dòng nào dưới đây nói đúng nguồn gốc, đặc điểm thể loại phú theo lối cổ thể mà Trương Hán Siêu sử dụng trong bài văn Bạch Đằng giang phú?
• A. Có trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ.
• B. Được đặt ra từ thời Tống, tương đối tự do, dùng câu văn xuôi.
• C. Được đặt ra từ thời cổ xưa, thường làm theo lối văn biền ngẫu.
• D. Được đặt ra từ thời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
Câu 4 Trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu có những địa danh, địa danh nào sau đây không lấy từ điển cố Trung Quốc?
• A. "Ngũ Hồ".
• B. "Tam Ngô".
• C. "Cửa Đại Than".
• D. "Cửu Giang".
Câu 5 Đoạn đầu của bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho thấy nhân vật Khách là người như thế nào?
• A. Một người ham đọc sách và có hiểu biết rộng.
• B. Một bậc du tử, ham thích thú tiêu dao, một con người lịch lãm và từng trải.
• C. Một con người từng trải, lịch lãm tìm về nơi chiến địa xưa để hồi nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi trẻ của mình.
• D. Một nghệ sĩ tài hoa ham thích thú tiêu dao.
Câu 6 Đọc câu văn: "Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng - Bởi đại vương coi thế giặc nhàn" (Phú sông Bạch Đằng). Câu văn trên nhắc đến nhân vật lịch sử nào?
• A. Trần Quốc Tuấn. • B. Trần Nhân Tông. • C. Trần Thánh Tông. • D. Trần Thủ Độ.
Câu 7 "Tử Trường" trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là tên chữ của
• A. Đào Tiềm. • B. Gia Cát Lượng. • C. Lý Bạch. • D. Tư Mã Thiên.
Câu 8 Tại sao bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam?
• A. Vì bài phú đã vận dụng thể văn biền ngẫu một cách linh hoạt, diễn đạt được mọi cung bậc của tình cảm, mọi diễn biến của sự việc.
• B. Vì cấu tứ đơn giản chỉ có hai nhân vật "khách" và "các bô lão" đối đáp, ngôn ngữ chau truốt, bóng bẩy.
• C. Vì bố cục logic, chặt chẽ, mạch lạc, xây dựng được hình tượng độc đáo là con sông, vừa là một thiên nhiên sinh động và cụ thể, vừa như một nhân chứng lịch sử vô hình thâm trầm, sâu sắc.
• D. Vì bố cục bài rất logic, chặt chẽ, mạch lạc; hình tượng nghệ thuật được sáng tạo thật tuyệt vời, vừa có tính tạo hình vừa giàu khả năng biểu hiện; ngôn từ vừa sâu sắc triết lí vừa nồng nàn tình cảm, vừa giàu chi tiết cụ thể vừa sâu đậm chất khái quát, vận dụng thể văn biền ngẫu.
Câu 9 Về nghệ thuật thể hiện trận đánh trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, nhận xét nào sau đây là sai?
• A. Dùng những hình ảnh phóng đại mang tính ẩn dụ để nói về nỗi nhục nhã không cùng mà kẻ thù xâm lược tự chuốc lấy.
• B. Dẫn những điển tích rất phổ biến nói về những trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh của Trung Quốc, tạo sự liên tưởng về tầm vóc chiến thắng của ta và thất bại của giặc trên sông Bạch Đằng.
• C. Dùng thủ pháp chơi chữ, dùng nghệ thuật miêu tả, dựng lại quang cảnh trận đánh làm hiện ra trước mắt người đọc.
• D. Sử dụng lối văn biền ngẫu, các vế đối nhau nhịp nhàng, cùng với việc vận dụng các câu văn dài ngắn khác nhau, diễn tả được không khí hào hùng khốc liệt của trận đánh cũng như những cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật.
Câu 10 Trong bài “Phú sông Bạch Đằng”, lời kể của các bô lão với nhân vật khách về những chiến công trên sông Bạch Đằng có đặc điểm gì?
• A. Lời kể hết sức cụ thể, chân thực, chi tiết.
• B. Lời kể rất súc tích, cô đọng giàu sức gợi.
• C. Giọng điệu u hoài, tiếc nhớ.
• D. Lời kể mang đậm vẻ bùi ngùi xót xa.
- Mọi người giúp em giải với ạ. Em cảm ơn
“Bình Ngô đại cáo” Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi
Câu 1 Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm
• A. 1400. • B. 1390. • C. 1395. • D. 1385.
Câu 2 Nguyễn Trãi có quan hệ như thế nào với quan Tư đồ Trần Nguyên Đán?
• A. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Đán đều có cùng tư tưởng "phù Trần diệt Hồ".
• B. Nguyễn Trãi là cháu ngoại quan Tư đồ.
• C. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Đán cùng làm quan dưới triều Trần.
• D. Nguyễn Trãi là học trò thành đạt nhất của quan Tư đồ.
Câu 3 Dòng nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Trãi?
• A. Ông sinh năm 1380, mất năm 1438.
• B. Ông là tác giả của các công trình về chính trị, quân sự, địa lí, văn học rất nổi tiếng thời trung đại.
• C. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có những đóng góp hết sức lớn lao.
• D. Ông là anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn của nước ta.
Câu 4 "Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Hai câu thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì của Nguyễn Trãi?
• A. Lí tưởng anh hùng cao cả, mong lập nên một sự nghiệp lớn, trường tồn với núi sông, lưu danh cùng sử sách.
• B. Tấm lòng ưu quốc, ái dân , luôn khát khao cống hiến hết mình cho dân cho nước.
• C. Tấm lòng trung quân ái quốc, kiên định vững chắc không thể đổi rời.
• D. Tấm lòng ưu ái đối với những danh lam, thắng cảnh đẹp của đất nước.
Câu 5 Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Trãi được coi là "Bông hoa nghệ thuật đầu mùa của thơ ca Tiếng Việt"?
• A. Quốc âm thi tập.
• B. Lam Sơn thực lục.
• C. Ức Trai thi tập.
• D. Băng Hồ di sự lục.
Câu 6 Thơ văn của Nguyễn Trãi không nói nhiều đến
• A. tình yêu thiên nhiên.
• B. những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
• C. tình cha con, tình yêu quê hương.
• D. niềm ưu thời mẫn thế.
Câu 7 Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi không viết về quân sự và cuộc kháng chiến chống Minh?
• A. Đại cáo bình Ngô.
• B. Lam Sơn thực lục.
• C. Quân trung từ mệnh tập.
• D. Quốc âm thi tập.
Câu 8 Nhận xét nào sau đây đúng về tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi?
• A. Là tác phẩm địa lí xưa nhất còn lại của nước ta, ngoài giá trị địa lí còn có giá trị lịch sử và dân tộc học.
• B. Là tác phẩm khảo cứu về lịch sử các vùng miền trên đất nước ta.
• C. Là tác phẩm văn học có giá trị địa lí.
• D. Là tác phẩm viết về các vùng đất mà Nguyễn Trãi đã từng đi qua.
Câu 9 Trong thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là áng "thiên cổ hùng văn"?
• A. Lam Sơn thực lục.
• B. Dư địa chí.
• C. Quân trung từ mệnh tập.
• D. Bình Ngô đại cáo.
Câu 10 Câu thơ "Hổ phách, phục linh nhìn mới biết - Dành còn để trợ dân này"(Tùng) thể hiện đặc điểm gì trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi?
• A. Lòng trung quân ái quốc của Nguyễn Trãi cả khi đã lui về ở ẩn.
• B. Tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết.
• C. Ước vọng muốn được sống cuộc sống giản dị, bình yên mà thanh thản của Nguyễn Trãi.
• D. Tấm lòng ưu ái, quan tâm đến cuộc sống nhân dân của Nguyễn Trãi.
- Ai giúp em với ạ :(
Chẳng ai vừa sinh ra đã là một viên ngọc trai, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều phải trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt nữa. Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai, thì hãy coi mình như một hạt cát. Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó hãy nhìn nhận một cách đúng đắn những lời chỉ trích, phê bình của người khác, cố gắng thầm lặng để từng bước, từng bước một làm tốt mọi chuyện. Cứ như vậy, rồi sẽ có một ngày, người khác cũng sẽ nhận ra bạn là viên ngọc trai vô giá.
(Từ hạt cát đến hạt ngọc trai)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm).
Câu 2: Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm).
Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả: Khi bạn chưa được người khác xem như một viên ngọc trai thì hãy coi mình như một hạt cát (1,0 điểm).
Câu 4: Theo tác giả, bất cứ ai muốn trở thành ngọc trai cũng đều trải qua rất nhiều nỗ lực, thậm chí là đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Vậy theo anh/chị để thành công thì chúng ta cần phải làm gì (1,0 điểm).