Vì sao ông lại kết luận thành Đại La “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”? Bằng thực tiễn lịch sử hơn một nghìn năm của đất nước, em hãy chứng minh quyết định của Lí Công Uẩn là tầm nhìn của một bậc Hoàng đế anh minh
Trong văn bản Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã viết:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục – 2015, tr. 49)
Câu 1. Em hiểu thế nào về thể loại Chiếu?
Câu 2. Đoạn văn đầu trong đoạn trích trên có phải đoạn văn nghị luận không? Nếu có, hãy chỉ ra luận điểm của đoạn văn.
Câu 3. Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên. Việc đưa các yếu tố miêu tả vào văn bản có tác dụng gì?
Câu 4. Thành Đại La, theo Lí Công Uẩn có những đặc điểm ưu việt gì để đóng đô? Vì sao ông lại kết luận thành Đại La “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”? Bằng thực tiễn lịch sử hơn một nghìn năm của đất nước, em hãy chứng minh quyết định của Lí Công Uẩn là tầm nhìn của một bậc Hoàng đế anh minh.
Câu 5. Xét theo mục đích nói, câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” thuộc kiểu câu gì và dùng để làm gì? Mục đích câu nói đó là gì?
Câu 6. Hãy tìm những câu văn mang tính chất đối thoại tâm tình, bày tỏ tấm lòng của tác giả. Việc xen kẽ những câu văn đó trong văn bản có tác dụng gì?
Câu 7. Qua văn bản và những hiểu biết về xã hội, trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy) về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước
Câu1. Giải thích đôi nét về đề tài "Vọng nguyệt" mà tác giả sử dụng trong bài thơ này.
Câu 2. Sự thật nào được nói tới trong câu thơ đầu bài thơ? Chữ “vô” (không) lặp lại trong câu thơ có ý nghĩa gì? Và nếu muốn thực hiện được cuộc ngắm trăng trong tù thì con người cần phải tự có thêm điều gì?
Câu 3. Cuộc ngắm trăng diễn ra trong điều kiện không bình thường nhưng đó lại là một nhu cầu rất bình thường của cuộc đời Bác. Theo em, đó là nhu cầu nào? Nhu cầu ấy phản ánh vẻ đẹp nào trong tâm hồn và cách sống của Bác?
Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của lãnh tụ Hồ Chí Minh qua bài thơ