Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 34
Số lượng câu trả lời 242
Điểm GP 11
Điểm SP 127

Người theo dõi (55)

Best friend
dương thanh vân
kimtaehyung
cà thái thành

Đang theo dõi (154)

Hà Yến Nhi
Thảo Phương
Nguyễn Anh Thư
Nhã Yến

Câu trả lời:

Niềm ao ước lớn lao nhất với mỗi đứa trẻ là có cuộc sống hạnh phúc trong gia đình đầy đủ cha mẹ. Thế nhưng, có những số phận bất hạnh của trẻ thơ khiến chúng ta không khỏi xót xa. Nhân vật Thủy trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, đau khổ.

Thủy là một em bé rất ngoan ngoãn, hiếu thảo và yêu thương anh trai của mình. Dù mới học lớp 4, ở cái tuổi hồn nhiên ấy nhưng em đã rất khéo léo và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Khi anh trai bị rách áo, em đã khâu vá rất thành thạo, từng mũi kim được đưa thoăn thoắt. Mỗi tối sau khi học bài xong, em lại đưa con Vệ Sĩ vào cah giấc ngủ cho anh. Khi biết bố mẹ chia tay, gia đình phải li tán, hai anh em phải chia số đồ chơi, Thủy đã nhường hết cho anh. Khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thi Thủy đã giận dữ vì em không muốn chia rẽ chúng. Nhưng rồi cuối cùng, hai anh em quyết định để lại chúng khi nhìn thấy chúng quàng lên vai nhau..Vì Thủy không muốn những món đồ chơi vốn gắn bó thân thiết giờ phải chia lìa như hai anh em. Như vậy, em không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên và yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha. Và khi biết phải về quê sống với mẹ, phải sống xa anh trai và không còn được đi học nữa nhưng em vẫn ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được em là cô bé rất chu đáo và biết suy nghĩ sâu sắc, một tâm hồn nhạy cảm và yêu thương gia đình.

Số phận của Thủy kém phần may mắn hơn với các bạn đồng trang lứa. Cuộc sống của hai anh vốn rất êm đềm, hạnh phúc bên cha mẹ vậy mà giờ đây cha mẹ em quyết định li hôn. Tác giả đã rất khéo léo lựa chọn chi tiết mẹ yêu cầu hai anh em chia nhau những con búp bê – đó vốn là những vật vô tri vô giác. Đó là những đồ chơi đã gắn bó với nhau, thân thiết như hai anh em Thahf và Thủy vậy. Nghe thấy điều đó, Thủy “run lên bần bật, kinh hoàng” và đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành, em đau đớn khi biết rằng giây phút chia xa anh sắp đến. Em đã khóc nức nở, tức tưởi cả đêm hôm trước, giọt nước mắt của đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn khiến chúng ta không thôi xót xa. Cuộc chia tay lần này có thể sẽ là xa nhau mãi mãi. Hai con búp bê sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi.

Sự đau xót ấy còn được thể hiện qua cuộc chia tay của Thủy với các bạn và cô giáo, em đã không kìm nén được giọt nước mắt trong giây phút ấy bởi có lẽ đây cũng là lần cuối cùng em được đến trường. Em không dám nhận quyển sổ và cây bút cô giáo tặng vì từ nay em không còn đi học, mà phải theo mẹ bươn chải với cuộc sống mưu sinh. Tình cảnh của em thật đáng thương, em không chỉ mất đi một gia đình hạnh phúc, một người anh trai luôn yêu thương và bảo vệ, em còn bị tước đoạt cả những tháng ngày học hành và vui chơi của tuổi thơ.

Giây phút chia li cuối cùng cũng đến, em theo mẹ lên chiếc xe đi về một nơi rất xa. Trước khi đi, em vẫn mếu máo dặn anh trai mình phải để hai con búp bê luôn ở gần nhau. Có lẽ đó cũng là mong ước lớn nhất của Thủy, không bao giờ phải xa cách anh trai. Nỗi đau của người lớn có thể rồi sẽ xoa dịu bởi sự trưởng thành và mạnh mẽ nhưng những tổn thương sâu sắc trong lòng đứa trẻ sẽ còn mãi trong cuộc đời.

Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện cũng là lời nhắn đến mỗi chúng ta, hãy nâng niu và trân trọng những giây phút hạnh phúc bên gia đình.

Câu trả lời:

bài 2:

 số A không chia hết cho 3,5,15 

Vì 15 = 3.5 nên nếu số A không chia hết cho 15 nghĩa là cũng không chia hết cho 3 và 5

bài 3:

A = 166320 ; B= 120

1/ A chia hết cho 3,5,7,9,11

2/ B chia hết cho 3,5,8 nhưng không chia hết cho 7,9,11

3/ A-B chia hết cho 3,5 nhưng không chia hết cho 7,9,11

cách nhận biết dấu hiệu chia hết :

. Dấu hiệu chia hết cho 2: các số x có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2. (ai cũng bíêt)
. Dấu hiệu chia hết cho 3: các số x có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
. Dấu hiệu chia hết cho 4: các số x có 2 chữ số tận cùng chia hết cho 4 thì chia hết cho 4.
. Dấu hiệu chia hết cho 5: các số x có tận cùng bằng 0, 5 thì chia hết cho 5.
. Dấu hiệu chia hết cho 6: các chữ số vừa có thể chia hết cho 2 vừa có thể chia hết cho 3 thì chia hết cho 6.
. Dấu hiệu chia hết cho 7:
Quy tắc thứ nhất: Lấy chữ số đầu tiên bêntrái nhân với 3 rồi cộng với chữ số thứ hai rồi trừ cho bội của 7; được baonhiêu nhân với 3 cộng với chữ số thứ 3 rồi trừ cho bội củ 7; được bao nhiêunhân với 3 cộng với chữ số thứ 4 rồi trừ cho bội của 7; .... Nếu kết quả cuốicùng là một số chia hết cho 7 thì số đã cho chia hết cho 7.
Quy tắc thứ hai: Lấy chữ số đầu tiên bên phảinhân với 5 rồi cộng với chữ số thứ hai rồi trừ cho bội của 7; được bao nhiêunhân với 5 cộng với chữ số thứ 3 rồi trừ cho bội của 7; được bao nhiêu nhân với5 cộng với chữ số thứ 4 rồi trừ cho bội của 7; .... Nếu kết quả cuối cùng làmột số chia hết cho 7 thì số đã cho chia hết cho 7.
. Dấu hiệu chia hết cho 8: các số x có 3 chữsố tận cùng chia hết cho 8 thì x chia hết cho 8.
. Dấu hiệu chia hết cho 9: Trong các chữ số 61 x chia hết cho 9 thì x chia hếtcho 9.
. Dấu hiệu chia hết cho 10: những số x có tận cùng bằng 0 thì chia hết cho 10.
. Dấu hiệu chia hết cho 11: nếu tổng tất cảcác chữ số ở vị trí chẵn như 2 4 6 8 bằng tổng các chữ số ở vị trí lẻ thì xchia hết cho 11.
. Dấu hiệu chia hết cho 12: nếu x vừa chiahết cho 3 vừa chia hết cho 4 thì x chia hết cho 12.
. Dấu hiệu chia hết cho 13:
Qui tắc trên đây cũng có thể áp dụng để nhận biết dấu hiệu chia hết cho 13. Bạn  hãy thực hành với số:
N = 873612 190692815265867774391091
Số N gồm 30 chữ số, nên có thể chia thành 10nhóm số [chẳn], mỗi nhóm 3 số..
N = 873. 612. 190. 692. 815. 265. 867. 774.391. 091.
1. S1 = 8 - 6 + 1 - 6 + 8 - 2 + 8 - 7 + 3 - 0= 7
7 + ["0"] = 70  =>   70 = [5 x 13] + 5.   =>   R1 = 5.
2. S2 = [R1]5 + 7 - 1 + 9 - 9 + 1 - 6 + 6 - 7+ 9 - 9 = 5.
5 + [ "0" ] = 50.  =>   50 = [ 3 x 13 ] + 11.   =>   R2 = 11.
3. S3 = [R2]11 + 3 - 2 + 0 - 2 + 5 - 5 + 7 -4 + 1 - 1 = 13.
* Ðến đây, ta tính được S3 = 13 [ bội của13].
Vậy có thể kết luận:
Số N = 8736. . . . . 1091. chia hết cho 13.
. Dấu hiệu chia hết cho 14: x là số chia hết cho 14 khi và chỉ khi x chia hết cho 2 và x chia hết cho 7.
. Dấu hiệu chia hết cho 15: x chia hết cho15 khi và chỉ khi x chia hết cho 3 và x chia hết cho 5.
. Dấu hiệu chia hết cho 16: x là số chia hết cho 16 khi và chỉ khi x chia hết cho 2 và x chia hết cho 8.
. Dấu hiệu chia hết cho 17:
Lấy các số đứng trước số ở hàng đơn vị trừ đi 5 lần số hàng đơn vị, nếu hiệu đó chia hết cho 17 thì nó chia hết cho 17
VD: lấy số 153 nha bạn
15 - 3x5 = 0 chia hết cho 17 => 153 chia hết cho 17
17. Dấu hiệu chia hết cho 18: x là số chia hết cho 18 khi và chỉ khi x chia hết cho 2 và x chia hết cho 9.
18. Dấu hiệu chia hết cho 19:
LÝ THUYẾT
Mọi số N đều có thể viết dưới dạng N = 10x +y trong đó x là số chục không phải là chữ số hàng chục, mà là tổng số các tròn chục trong số N và y là chữ số đơn vị.
Cần chứng minh N là Bội của 19 khi và chỉ khi
N* = x + 2y là Bội của 19
Muốn vậy, phải nhân N vói 10 và trù N vàoTích số này
=>  10N* - N = 10[x + 2y] - [10x + y]= 19y
Do đó  nếu N là Bội của 19 thì N = 10N*- 19 y là Bội của 19.
Và ngược lại, nếu N chia hết cho 19 thì 10N*= N + 19y là Bội của 19
Khi đó tất nhiên N chia hết cho 19
. Dấu hiệu chia hết cho 20: x chia hết cho 20 khi và chỉ khi x chia hết cho 2 và x chia hết cho 10.
. Dấu hiệu chia hết cho 21: x chia hết cho 21 khi và chỉ khi x chia hết cho 3 và x chia hết cho 7.
. Dấu hiệu chia hết cho 29: ta lấy số hàng đơn vị nhân 3 rồi lấy kết quả cộng với số tạo bởi các số liền trước, nếu tổng chia hết cho 19 thì nó chia hết cho 19.
. Dấu hiệu chia hết cho 37: ta lấy số hàng đơn vị nhân 11 rồi lấy kết quả trừ với số tạo bởi các số liền trước, nếu hiệu chia hết cho 37 thì nó chia hết cho 37.
. Dấu hiệu chia hết cho 31: ta lấy số hàng đơn vị nhân 3 rồi lấy kết quả trừ với số tạo bởi các số liền trước, nếu hiệu chia hết cho 31 thì nó chia hết cho 31.
. Dấu hiệu chia hết cho 41: ta lấy số hàngđơn vị nhân 4 rồi lấy kết quả trừ với số tạo bởi các số liền trước, nếu hiệuchia hết cho 41 thì nó chia hết cho 41.
. Dấu hiệu chia hết cho 43: ta lấy số hàng đơn vị nhân 13 rồi lấy kết quả cộng với số tạo bởi các số liền trước, nếu tổng chia hết cho 43 thì nó chia hết cho 43.
. Dấu hiệu chia hết cho 59: ta lấy số hàng đơn vị nhân 6 rồi lấy kết quả trừ với số tạo bởi các số liền trước, nếu hiệu chia hết cho 59 thì nó chia hết cho 59.
. Dấu hiệu chia hết cho 61: ta lấy số hàng đơn vị nhân 6 rồi lấy kết quả cộng với số tạo bởi các số liền trước, nếu tổng chia hết cho 61thì nó chia hết cho 61.