Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)

Thảo Phương

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Đề 2:

I Trắc nghiệm:

Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện viết theo thể loại truyền kì?

A. Là những truyện kể về những sự kiện hoàn toàn do tác giả đặt ra.

B. Là những chuyện kể về các sự kiện hoàn toàn có thật.

C. Là những chuyện có sự đan xen giữa lịch sử những yếu tố có thật và những yếu tố hoàng đường.

Câu 2: Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ ở câu thơ nào dưới đây?

A. Vân sen trang trọng khác vời

B. Kiều càng sắc sảo mặn mà

C. Hoa cười Ngọc thốt Đoan trang

D. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Câu 3: Yếu tố nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Vũ Nương trong truyện "Người con gái Nam Xương"

A. Yêu chồng, thương con, chung thủy khát cao hạnh phúc; hiếu thảo; đảm đang chịu thương, chịu khó.

B. Yêu chồng, theeương con, một dạ chung thủy; hiếu thảo; đảm đang, thông minh lanh lợi.

C. Đảm đang, chịu thương, chịu khó; hiếu thảo, chúng thủy một tình yêu, khát khao hạnh phúc.

D. Thông minh, đảm đang, chịu thương, chịu khó

Câu 4: Ý nào nói đúng nhất thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến quốc truyện "Người con gái Nam Xương"

A. Sống cực khổ vì làm nũng vất vả nuôi gia đình

B. Không được quyền minh oan cho mình khi bị minh oan.

C. Bị đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ, oan trái.

D. Sống không hạnh phúc vì bị chồng nghi ngờ, ghen tuông.

Câu 5: Giá trị hiện thực của người con gái Nam Xương là gì?

A. Phơi bày những bất công của chế độ phong kiến, mong ước về xã hội không công bằng.

B. Phơi bày những bất công, lên án chế độ nam quyền.

C. Phản ánh số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ, mong ước xã hội công bằng.

D. Phơi bày những bất công của xã hội phong kiến, số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội đó.

Câu 6: Giá trị nhân đạo của người con gái Nam Xương

A. Đồng cảm với số phận bi thảm của con người; phơi bày những bất công của chế độ phong kiến; ngợi ca những giá trị truyền thống của mình.

B. Đồng cảm với những số phận bi thảm; trân trọng, đề cao; lên án xã hội phong kiến bất công và ước muốn xã hội công bằng.

C. Phản ánh xã hội phong kiến bất công; cả ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ; mong muốn về xã hội công bằng.

D. Trân trọng, đề cao vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ, lên án xã hội bất công, kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn.

II. Tự luận

Câu 1: Truyện người con gái Nam Xương có đoạn:

"Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu thuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang, giữ tiết, trình bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cá cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi phỉ nhổ.

a) Ghi ra những hình ảnh ước lệ được tác giả sử dụng trong đoạn văn.

b) Những hình ảnh đó thể hiện tâm trạng của Nguyễn Du như thế nào?

Câu 2: Chỉ ra những yếu tố chi tiết có thực. Việc đưa yếu tố kì ảo xen kẽ có thực vào câu chuyện có tác dụng gì.

Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp, phân tích nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép, gạch chân câu ghép.

Đề 3:

II. Tự luận:

Câu 1: Hồi thứ 14 - Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm tác giả Ngô Gia Văn phái có đoạn:

"Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phén cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi".

a) Ghi ra phép tự từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn văn.

b) Nêu tác dụng của phép tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích.

Câu 2: Nêu các ý cơ bản trong lời phủ dụ của Ngô Quận Trung và nhận xét về lời phủ dụ đó.

Câu 3: Trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) của nhóm tác giả Ngô Gia Văn phái, nhân vật về người ảnh hùng Nguyễn Huệ là một người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén. Viết đoạn Văn khỏang 10 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ ( gạch chân câu hỏi tu từ)