ột bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R1 = 900Ω vào hiệu điện thế UMN = 220V như sơ đồ hình 11.2. Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B.
a) Tính điện trở của đoạn mạch MN.
b) Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu của mỗi đèn.
Cho mình hỏi là đáp án của câu b là 210V, nhưng đề cho là 220v. Vậy 10V nữa đã thất thoát đi đâu, khi mà đoàn mạch song thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ
Ở phần có thể em chưa biết nội dung đại loại là "khi dùng 4 dây điện thì điện trở sẽ nhỏ hơn so với một dây", cho mình hỏi tại sao lại như vậy, tiết diện bằng nhau thì khi tách ra 4 hay gộp lại một thì điện trở cũng vẫn bằng nhau chứ nhỉ ?.
Xin cảm ơn
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Em không hỏi cách giải ạ, em chỉ thắc mắc như dưới
Tại sao đề lại cho R2 với R3 là mỗi cái tận 30 ôm ,trong khi tính ra thì tổng Rtd mới được có 30 ôm mà R1 nó chiếm một nửa rồi