Sách là kho tàng tri thức vô cùng quý giá của nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Đọc sách không chỉ để tiếp nhận kiến thức mà còn để hoàn thiện nhân cách, phát triển con người. Mỗi quyển sách đều cho chúng ta biết bao nhiêu kiến thức. Ở đó cho ta thấy được những giá trị nhân văn của cuộc sống và mỗi quyển sách đều cho ta những bài học quý giá. Giúp ta hiểu biết thêm nhiều điều về thế giới xung quanh cũng như qua những quyển sách ta sẽ biết được thêm nhiều cái hay của con người,cuộc sống và xã hội.... Việc đọc một quyển sách cũng như ta đang trau dồi cho bản thân mình thêm những kiến thức bổ ích. Đọc nhiều sách sẽ giúp chúng ta có tâm hồn cảm thụ phong phú và sẽ nghĩ thoáng hơn về cuộc đời. Em đã từng được đọc rất nhiều quyển sách hay nói về quê hương, đất nước, về tình cảm con người, về thế giới xung quanh,nhưng quyển sách để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là quyển " Búp sen xanh"... Nó cho chúng ta biết được cuộc sống lúc trước cho đến khi bác ra đi tìm đường cứu nước . Từ một cậu thiếu niên trẻ tuổi có cuộc sống hết sức nghèo khổ sau đó lại trở thành một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước.
Là người Việt Nam ai cũng đều biết đến Bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam... Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vì vận mệnh của dân tộc . Người dành trọn cả cuộc đời cho đất nước Việt Nam. Người sống vì nhân dân quên cả bản thân mình... Sự vĩ đại của Bác luôn là tấm gương sáng để thế hệ sau này nối tiếp và noi gương. Nhưng giới trẻ hiện nay ít ai biết được về thời niên thiếu của Bác Hồ và cuộc sống của Bác trước và sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Vì thế nên NXB Sơn Tùng mới cho ra mắt một quyển sách mang tên" búp sen xanh " để cho giới trẻ hiện nay nói riêng và mọi người nói chung hiểu rõ hơn về cuộc đời của vị lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Tất Thành.
Cuốn sách viết về những giai thoại lịch sử và thời thanh niên của chàng trai của Nguyễn Tất Thành. Bằng ngòi bút tinh tế NXB đã khắc họa được hình ảnh tuổi thơ của Bác.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An...tuổi thở của Nguyễn Sinh cung gắn bó với những bông sen tinh khiết của làng sen Nghệ An, với căn nhà lá ba gian, với tiếng khung cửi của mẹ, và cả tiếng ru hỡi của bà. Nguyễn Tất Thành là một cậu bé thông minh và luôn đối xử tốt với bạn bè vì thế cậu luôn nhạn được sự yêu quý của mọi người. Từ nhỏ Tất Thành lớn lên trên mảnh đất lịch sử, chứng kiến cảnh đất nước bị xâm lược, bị bóc lột tàn ác, con mất cha, vợ mất chồng,... chứng kiến những cảnh đau thương ấy, cậu bé đã nuôi trong mình một lòng yêu nước nồng nàn và tự nhủ với bản thân mình sau này phải làm được một việc gì đó để giúp cho đất nước thoát khỏi cảnh làm than nô lệ.
Năm 1895, khi chỉ mới 5 tuổi. Nguyễn Tất Thành theo cha và mẹ vào Huế sinh sống để phục vụ cho việc học tập của cha. Chứng kiến cảnh mẹ mất vì kiệt quỵ, Nguyễn Tất Thành đã rất đau lòng và tiếc thương nhưng rồi cậu cũng phải đứng lên và mạnh mẽ vượt qua và theo cha về quê nội.
Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai. Anh học tại trường Pháp + Việt Đông Ba. Anh học rất chăm và được mọi người trong trường nể phục đánh giá rất cao về năng lực của mình
Anh còn được xếp vào danh sách 10 người ưu tú nhất của trường thời bấy giờ. Năm 1910 Nguyễn Tất Thành rời Huế vào Phan Thiết. Anh nhận làm giáo viên dạy cho học sinh lớp ba. Anh luôn yêu thương các học sinh của mình và luôn cố gắng truyền đạt hết những kiến thức mà mình đã được học hồi ở tại Huế. Tại đây chàng thanh niên đã được gặp hai vị lãnh tụ Phan Bội Châu và Phan Châu Chinh - những người mà anh rất ngưỡng mộ. Nguyễn Tất Thành rất khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhưng anh không đồng tình với cách làm của hai cụ. Phan Bội Châu muốn giựa vào nước Nhật để đánh đổ Pháp điều đó là nguy hiểm. Phan Châu Trinh thì muốn nước Pháp phải làm theo những yêu cầu của mình điều đó là điều không thể! Vì vậy anh muốn tìm được cho mình một con đường thảm đúng đắn để có thể giải phóng cho đất nước thoát khỏi ách nô lệ .
Năm 1911 .Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy vào Sài Gòn để thực hiện tư tưởng của mình. Anh nhìn thấy bao cái đẹp cái lạ mà anh chưa từng nhìn thấy và biết đến ở những con phố Sài Thành vào đầu thế kỉ 20. Anh gặp được một người bạn tâm giao có tên gọi là anh Lê. Anh Lê đã giúp đỡ cho Tất Thành rất nhiều... Nguyễn Tất Thành đêm nào cũng băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để cho đất nước thoát khỏi cảnh lầm than. Một ý nghĩ lóe lên trong đài Nguyễn Tất Thành: nước Pháp đô hộ nước mình, chắc hẳn bên họ phải văn minh lắm mới có được sự tân tiến như thế này chứ, hay mình ưng bên để tìm hiểu và học hỏi và tìm đường lối cách mạng đúng đắn để về giúp nước nhà. Trong ánh đèn mập mờ, Nguyễn Tất Thành đã bày tỏ nguyện vọng với anh Lê. Bằng sức thuyết phục của mình, anh Thành đã làm cho anh Lê đồng ý cùng đồng hành với mình để đi đến nước Pháp xa xôi.
Ngày 5-6-1911, người ta thấy một bóng người thanh niên mảnh khảnh đang tiến đến bến cảng nhà Rồng. Đó chính là chàng thanh niên Văn Ba ( Nguyễn Tất Thành). Anh Lê đã đồng ý đi theo anh Thành nhưng vì không có đủ can đảm để có thể giữ đúng lời hứa của mình. Vậy là chàng thanh niên Văn Ba đã tiếp tục cuộc hành trình của mình trên con tàu buôn của Pháp, lênh đênh trên sóng biển tìm đường giải phóng cho non sông đất nước tươi đẹp. Anh không biết sau này bản thân sẽ gặp phải những sóng gió gì , nhưng lòng yêu nước , lòng can đảm và sự quyết tâm đã thôi thúc chàng thanh niên nghe theo tiếng gọi của con tim. Anh nghĩ không cần nhiều chỉ với hai bàn tay trắng anh có thể làm tất cả để tạo ra miếng cơm manh áo nơi đất nước xa lạ.... Và sau đó là những bước ngoặc lịch sử trong cuộc đời của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
“Búp sen xanh” có lẽ là món quà thiêng liêng nhất mà nhà văn Sơn Tùng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung kính dâng lên Bác Hồ. Trải qua bao nhiêu năm tháng mà cuốn sách vẫn giữ vững được những nét đẹp, giá trị đích thực của nó bởi trong đó có chứa đựng một tâm hồn cao cả vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta.
Qua nội dung của quyển sách em có thể hiểu rõ được sự vĩ đại và cao cả của Người. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng để cho chúng em học tập và noi theo. Em rất kính trọng và biết ơn đối với những việc Bác đã làm cho dân tộc Việt Nam. Và sau này em nhất định sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ , làmnhững việc có ích cho xã hội góp một phần nhỏ công sức của mình để đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã hằng mong ước!. Quyển sách quả thực rất ý nghĩa và giàu tính nhân văn. Giúp người đọc biết thêm nhiều bài học thông qua những câu chuyện của Bác,nhằm khuyên răn con người ta phải trung thực, thật thà,sống nhân hại và liêm khiết như con người của Hồ Chủ Tịch!
Đề bài :
Hãy tóm tắt lại bài văn trên !
Mẫu báo cáo
1. Họ và tên học sinh:……………. Lớp:………………
2. Tên bài thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi.
3. Mục tiêu của bài : Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước.
4. Tóm tắt lý thuyết:
a) Khối lượng riêng của một chất là gì ?
Trả lời:
Khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối một chất.
b) Đơn vị của khối lượng riêng là gì ?
5. Tóm tắt cách làm:
Để đo được khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau:
a) Đo khối lượng của sỏi bằng ( dụng cụ gì ? ): Cân
b) Đo thể tích của sỏi bằng ( dụng cụ gì ? ): Bình chia độ của GHD 100m3.
c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức:
\(D=\dfrac{m}{V}\)
6. Bảng kết quả đo:
Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là:
Tính hết giúp mình nha !